Bảo vệ làm những công việc gì? Kỹ năng và nghiệp vụ cần có (2023)

Nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ hiện nay đang ngày càng tăng cao, do sự phát triển phức tạp của các đối tượng tội phạm và tệ nạn xã hội. Nghề bảo vệ mang tính chất khá đặc thù, yêu cầu những điều kiện và tiêu chuẩn riêng. Do đó, rất nhiều người thắc mắc không biết bảo vệ làm những công việc gì, cũng như kỹ năng và nghiệp vụ mà bảo vệ cần phải có. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bảo vệ Ngày và Đêm giải đáp những thắc mắc này. 

Bảo vệ làm những công việc gì? 
Bảo vệ làm những công việc gì?

1. Nhân viên bảo vệ là gì?

Nhân viên bảo vệ được định nghĩa là những người chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn cho tính mạng và tài sản con người, ngăn chặn các hành vi xấu xảy ra. Họ có nhiệm vụ quản lý, giám sát tình hình an ninh tại các khu vực được chỉ định trước, đồng thời trông coi và quản lý tài sản của khách hàng. Nhân viên bảo vệ sẽ chịu trách nhiệm đi tuần tra, chống trộm cắp, phá hoại, ngăn chặn các hoạt động trái phép diễn ra.

2. Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ

Nếu bạn đang thắc mắc bảo vệ làm những công việc gì thì dưới đây là những nhiệm vụ chính mà họ được giao:

2.1 Bảo vệ tòa nhà

  • Tươi cười chào hỏi nhân viên và khách hàng đến thăm
  • Hướng dẫn khách vào bãi đỗ xe, đảm bảo lưu thông không tắc nghẽn
  • Kiểm tra hàng hóa được đem vào tòa nhà, đề phòng trường hợp có vật dụng nguy hiểm
  • Giữ liên lạc, phối hợp chặt chẽ với các vị trí khác
  • Quản lý sổ sách và chìa khóa các loại, hướng dẫn khách hàng đi đến nơi cần đến
  • Kiểm tra và giám sát camera an ninh
  • Quản lý hệ thống thang máy
  • Nhận thư từ, bưu kiện từ bên ngoài

2.2 Bảo vệ sự kiện – hội thảo

  • Nghề bảo vệ đảm bảo an toàn cho những người tham gia, đặc biệt là các nhân vật quan trọng như chủ tịch, giám đốc, ca sĩ, khách mời…
  • Phân công và bố trí lực lượng bảo vệ tại các vị trí trọng điểm như sân khấu, nơi đặt trang thiết bị đắt tiền
  • Kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi phạm tội ảnh hưởng đến sự kiện
Nhiệm vụ bảo vệ sự kiện và hội thảo

2.3 Bảo vệ công trường

  • Tuần tra và ngăn chặn các hành vi xâm hại tài sản, không để người lạ vào khu vực công trường
  • Quản lý những vị trí nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn, tránh các tình huống rủi ro có thể xảy đến
  • Đảm bảo máy móc, thiết bị trong công trường hoạt động hiệu quả
  • Mang theo bộ đàm, dùi cui, đèn neon trong mọi thời điểm để khống chế tội phạm hiệu quả

2.4 Bảo vệ mục tiêu 

Di động

  • Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại mục tiêu
  • Giám sát và kiểm tra giấy tờ của những người ra vào khu vực được bảo vệ
  • Phòng chống và xử lý các sự cố cháy nổ

Cố định

  • Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tài sản và tính mạng của mục tiêu cần bảo vệ
  • Phát hiện kịp thời để ngăn chặn các hành vi xấu
  • Khắc phục các sơ hở do mục tiêu tạo ra

2.5 Bảo vệ ngân hàng

  • Đảm bảo an toàn cho nhân viên trong ngân hàng và khách hàng tham gia giao dịch
  • Đề cao cảnh giác, ngăn chặn kẻ trà trộn để trộm cắp hay thực hiện hành vi xấu
  • Giải đáp thắc mắc cơ bản của khách hàng, giúp quy trình giao dịch diễn ra nhanh chóng

2.6 Bảo vệ siêu thị

  • Luôn có thái độ vui vẻ, lịch sự với khách hàng
  • Đảm bảo an ninh khu vực quanh cổng chính và cửa ra vào siêu thị
  • Kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng xấu có mang theo vũ khí, hóa chất nguy hiểm
Nhiệm vụ bảo vệ siêu thị
Nhiệm vụ bảo vệ siêu thị

2.7 Bảo vệ khánh thành

  • Đảm bảo an toàn liên quan đến tính mạng và tài sản của bên thứ 3 trong hợp đồng
  • Giữ gìn trật tự và an ninh trong khu vực khánh thành
  • Thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy khi có sự cố bất ngờ xảy ra

2.8 Bảo vệ yếu nhân – VIP

  • Đảm bảo an ninh trật tự khu vực và sự an toàn cho mục tiêu cần bảo vệ
  • Hiểu rõ quy trình làm việc để lên phương án bảo vệ đầy đủ
  • Nắm rõ các mối quan hệ cơ bản về bạn bè, gia đình và xã hội của mục tiêu
  • Không mất cảnh giác trong bất cứ trường hợp nào

2.9 Bảo vệ chuyển tiền

  • Quan sát xem xung quanh có đối tượng khả nghi hay không
  • Kiểm tra kỹ các tuyến đường xe đi, đảm bảo đi đúng lộ trình cho trước
  • Giữ bí mật về thông tin của hàng hóa được vận chuyển
Nhiệm vụ bảo vệ chuyển tiền
Nhiệm vụ bảo vệ chuyển tiền

3. Bảo vệ làm những công việc gì?  

Tùy vào từng dịch vụ mà nhân viên bảo vệ sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Nhìn chung thì bao gồm những công việc chính như sau:

3.1. Nhận và giữ xe

Công việc này yêu cầu nhân viên bảo vệ hướng dẫn chỗ để xe bao gồm cả ô tô cho người ra vào, sắp xếp gọn gàng xe cộ của khách và hỗ trợ những thắc mắc của khách hàng. Tránh để xảy ra va quệt hay hư hỏng, đảm bảo xe được đỗ đúng nơi quy định.

3.2. Kiểm tra, giám sát và đảm bảo an ninh cho khu vực được giao

Nhiệm vụ quan trọng của nhân viên bảo vệ chính là kiểm tra, giám sát và đảm bảo an ninh cho các khu vực được giao.

Nhân viên bảo vệ cần tập trung cao độ để tình hình an toàn, an ninh luôn nằm trong tầm kiểm soát. Xử lý các tình huống xảy ra gây gổ, đánh nhau hay gây rối trong khu vực làm việc. Đồng thời, phối hợp với các nhân viên bảo vệ khác để cùng xử lý các vấn đề vi phạm quyền hạn, các trường hợp gây rối ảnh hưởng đến khu vực làm việc.

Kiểm tra, giám sát và đảm bảo an ninh cho khu vực được giao
Kiểm tra, giám sát và đảm bảo an ninh cho khu vực được giao

3.3. Hỗ trợ những bộ phận khác trong công ty

Nhân viên bảo vệ cũng nên có hiểu biết nhất định về việc sửa chữa máy móc và thiết bị điện nước, từ đó có thể hỗ trợ dễ dàng cho bộ phận bảo trì trong trường hợp doanh nghiệp không đủ nhân viên.

Các công việc cụ thể bao gồm báo cáo thời gian sửa chữa, nhận giấy bảo trì, thông báo cho nhân viên về vấn đề sửa chữa, dụng cụ hỗ trợ cho bảo vệ bộ phận khác.

3.4. Ghi chú lại biên bản giao ca và sổ giao ca

Công việc này yêu cầu nhân viên bảo vệ ghi chép lại ngày giờ giao ca, các nhiệm vụ được giao, các sự cố phát sinh và cách xử lý. Bên cạnh đó, các nội dung liên quan đến việc bảo trì, sửa chữa cũng cần được ghi lại, nội dung nào hoàn thiện, nội dung nào chưa, cuối cùng là ký tên vào biên bản. Điều này sẽ giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp, công ty kiểm soát được các hoạt động cơ bản diễn ra trong ngày

3.5. Trực ca đêm cho công ty (nếu có yêu cầu)

Nếu doanh nghiệp, công ty có làm ca đêm thì yêu cầu bảo vệ cũng phải thức để đề phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra. Vào thời gian này, nhân viên bảo vệ sẽ tiến hành kiểm tra, túc trực và rà soát lại các khu vực doanh nghiệp, công ty, kiểm tra công tắc điện, báo cáo hoặc xử lý những tình huống hư hỏng.

Trực ca đêm cho công ty 
Trực ca đêm cho công ty

4. Tiêu chuẩn để trở thành bảo vệ là gì?

Để trở thành một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, làm bảo vệ cần những gì? Dưới đây là một số tiêu chuẩn để trở thành bảo vệ:

  • Sức khỏe: Một thể chất tốt, chịu được thời gian làm việc kéo dài và những yêu cầu khắt khe chính là tiêu chuẩn quan trọng nhất để trở thành một bảo vệ.
  • Bằng cấp: Đa số các công ty tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có bằng cấp 3. Một số doanh nghiệp nước ngoài còn yêu cầu thêm những chứng chỉ liên quan đến ngoại ngữ.
  • Tác phong làm việc: Đảm bảo nhanh nhẹn, thân thiện và lịch sự với khách hàng. Bởi nhân viên bảo vệ trong quá trình làm việc cần tiếp xúc rất nhiều với đối tác.
  • Lý lịch trong sạch: Nhân viên bảo vệ cần có cho mình một lý lịch rõ ràng đối với công việc trông giữ và đảm bảo an ninh cho công ty. Điều này sẽ giúp củng cố niềm tin của nhà tuyển dụng và tăng cơ hội được nhận vào làm.
  • Tinh thần cảnh giác: Nhân viên bảo vệ là người chịu trách nhiệm bảo vệ trực tiếp tính mạng và tài sản của công ty doanh nghiệp. Do đó, họ luôn phải tỉnh táo và có tinh thần cảnh giác, đề phòng nguy hiểm có thể ập đến bất cứ lúc nào.
  • Sự trung thực: Đức tính trung thực giúp người bảo vệ củng cố niềm tin của mọi người, từ đó tạo nên môi trường làm việc an toàn và thoải mái.
  • Khả năng giao tiếp: Là bộ mặt của công ty, nhân viên bảo vệ cũng phải có khả năng giao tiếp tốt để tiếp xúc với các nhân viên và khách hàng.
Tiêu chuẩn để trở thành bảo vệ là gì?
Tiêu chuẩn để trở thành bảo vệ là gì?

5. Kỹ năng, nghiệp vụ cần có đối với nhân viên bảo vệ 

Bên cạnh việc tìm hiểu xem bảo vệ làm những công việc gì, bạn cũng cần nắm rõ các nghiệp vụ, kỹ năng cần có đối với một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, chẳng hạn như:

  • Kỹ năng giao tiếp: Một bảo vệ chất lượng cao phải có kỹ năng giao tiếp tốt để trao đổi với khách hàng. Đây cũng là kỹ năng thể hiện sự nhạy bén trong quy trình làm việc.
  • Kỹ năng phán đoán: Nhân viên bảo vệ phải luôn tỉnh táo để quan sát và chú ý đến mọi vấn đề xung quanh. Kẻ xấu luôn tận dụng sơ hở để đột nhập nhằm thực hiện hành vi phá hoại, trong tình huống này kỹ năng phán đoán sẽ giúp nhân viên bảo vệ nhanh chóng nhận diện được nghi phạm để ngăn chặn kịp thời.
  • Kỹ năng xử lý tình huống: Khi trở thành một nhân viên bảo vệ, bạn sẽ không tránh khỏi những tình huống bất ngờ. Do đó, cần có tác phong bảo vệ, kỹ năng xử lý tình huống khoa học để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của khách hàng.
  • Kỹ năng tự vệ: Đây cũng là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với nhân viên bảo vệ, đặc biệt là trong những tình huống phải đối diện với nguy hiểm. Kỹ năng phòng vệ không chỉ giúp bạn bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của khách hàng mà còn tránh để bản thân rơi vào tình huống rủi ro, nguy hiểm.
  • Kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn: Chẳng hạn như kỹ năng sơ cấp cứu, kỹ năng nghiệp vụ bảo vệ, kỹ năng PCCC cũng vô cùng quan trọng.
Kỹ năng, nghiệp vụ cần có đối với nhân viên bảo vệ
Kỹ năng, nghiệp vụ cần có đối với nhân viên bảo vệ

6. Mức lương trung bình của bảo vệ là bao nhiêu ? 

Mức lương trung bình của bảo vệ hiện nay dao động trong khoảng 6-15 triệu đồng/tháng, phổ biến từ 7 đến 9 triệu đồng. Con số này còn thay đổi tùy theo nhiều yếu tố khác nhau như vị trí, công ty hay kinh nghiệm làm việc…

Bên cạnh chế độ lương thưởng, nhân viên bảo vệ cũng được nhận khen thưởng kịp thời, nhằm động viên và khuyến khích nỗ lực cống kiến, từ đó phấn đấu hết mình cho sự nghiệp của công ty. Ngoài ra, khi trở thành nhân viên bảo vệ chính thức, bạn cũng sẽ được hưởng đầy đủ chế độ BHYT, BHXH theo quy định của nhà nước.

Mức lương trung bình của bảo vệ là bao nhiêu ?
Mức lương trung bình của bảo vệ là bao nhiêu ?

Hy vọng với một số thông tin trong bài viết này, bạn có thể trả lời được câu hỏi bảo vệ làm những công việc gì, cũng như các tiêu chuẩn để trở thành bảo vệ chuyên nghiệp. Nếu có nhu cầu cần thuê bảo vệ chất lượng, uy tín, hoặc muốn được tư vấn để trở thành bảo vệ, đừng quên liên hệ ngay với Bảo vệ Ngày và Đêm để được tư vấn chi tiết, tận tình.

~~0o0~~

Tham khảo thêm các bài viết liên quan khác của chúng tôi tại đây:

Bảo vệ nhà máy

Bảo vệ tòa nhà văn phòng
Bảo vệ công trường

Bảo vệ tòa nhà chung cư

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.