Những yêu cầu và nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ công trường xây dựng

Công trường xây dựng là một trong những mục tiêu bảo vệ ẩn chứa nhiều rủi ro và nguy cơ mất an toàn. Do đó, những người làm nhiều vụ bảo vệ công trường cần trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết, cũng như có cho mình kinh nghiệm triển khai nhiệm vụ. Vậy, công việc của nhân viên bảo vệ khu vực công trường là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Nhiệm vụ và công việc của nhân viên bảo vệ công trường
Nhiệm vụ và công việc của nhân viên bảo vệ công trường

1.  Tầm quan trọng của công tác bảo vệ công trường

Công trường là một trong những khu vực vô cùng phức tạp do tập trung đông đúc các công nhân xây dựng, công trình làm việc và sinh hoạt tại chỗ.

Do đó, để hoạt động trong công trình xây dựng diễn ra bình thường, thuê bảo vệ công trường là điều vô cùng cần thiết. Việc này không chỉ giúp bạn ngăn chặn các tệ nạn xảy ra mà còn mang đến nhiều giải pháp an toàn hiệu quả giúp nhanh chóng giải quyết vấn đề.

Tầm quan trọng của công tác bảo vệ công trường
Tầm quan trọng của công tác bảo vệ công trường

2. Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ công trường ở từng vị trí công tác

Tùy vào từng vị trí làm việc, chức vụ và địa điểm mà nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ công trình sẽ có sự khác nhau.

Giải đáp cho câu hỏi tại công trường, bảo vệ làm những công việc gì? Dưới đây là các nhiệm vụ cơ bản mà mỗi công nhân viên bảo vệ cần thực hiện được:

2.1. Nhiệm vụ bảo vệ tại cổng chính

  • Làm việc tại vị trí cổng chính công trường theo phân công của chỉ huy.
  • Duy trì an ninh và trật tự bảo vệ công trường tại cổng chính.
  • Đảm bảo giao thông trước cổng thông thoáng và thuận lợi.
  • Đảm bảo cánh cổng luôn ở chế độ đóng, chỉ mở ra khi có người hoặc phương tiện cần đi vào và đáp ứng đủ quy định của công trình.
  • Kiểm soát số người ra vào theo quy định của cấp trên.
  • Kiểm soát lượng tài sản và thiết bị công trường theo quy định.
  • Tiếp nhận bưu phẩm được gửi đến và gửi lại cho ban điều hành.
  • Ghi chép đầy đủ công việc trong một ngày, quản lý sổ tránh để mất cắp.
  • Báo cáo định kỳ cho ban chỉ huy và báo cáo đột xuất nếu có tình huống bất ngờ.
  • Phối hợp với nhiều vị trí khác nhau để đảm bảo an ninh và an toàn cho công trường.
Nhiệm vụ bảo vệ tại cổng chính
Nhiệm vụ bảo vệ tại cổng chính

2.2. Nhiệm vụ của bảo vệ tại kho vật tư, thiết bị

  • Canh gác tại vị trí kho vật tư thiết bị theo phân công trước đó.
  • Duy trì trật tự an ninh tại kho vật tư.
  • Kiểm soát việc cấp phát vật tư và thiết bị ra ngoài, đảm bảo quy trình diễn ra theo thứ tự và an toàn.
  • Kiểm soát hoạt động giao hàng của nhà cung cấp.
  • Đảm bảo an toàn cho mọi thiết bị tại kho vật tư.
  • Nhận bàn giao từ các bộ kho về tình trạng hiện tại của kho, thiết bị, vật tư và niêm phong sản phẩm.
  • Kiểm soát các sản phẩm tại kho trong thời gian không có cán bộ.
  • Kiểm tra vật tư, thiết bị theo từng chủng loại sau đó ghi lại số lượng và tình trạng vào sổ.
  • Tổng hợp các sự việc diễn ra trong ca trực và báo lại với chỉ huy.
Nhiệm vụ của bảo vệ tại kho vật tư, thiết bị
Nhiệm vụ của bảo vệ tại kho vật tư, thiết bị

2.3. Nhiệm vụ của bảo vệ tại vị trí tuần tra

  • Tuần tra và kiểm soát, bảo vệ công trường theo lịch phân công.
  • Thực hiện đầy đủ theo lịch trình đã được lập từ trước, sử dụng máy tuần tra để giám sát lịch trình.
  • Kiểm soát và thống kê số lượng thiết bị, tài sản quản lý theo danh sách, kịp thời phát hiện hư hỏng hay mất cắp.
  • Thường xuyên kiểm tra các vị trí nhạy cảm và khuất bóng trong công trường, đảm bảo không có bất cứ đối tượng xấu nào thâm nhập được vào bên trong.
  • Các hệ thống bảo vệ như vách tôn, hàng rào cần được kiểm tra thường xuyên, kịp thời phát hiện vị trí hỏng hóc sau đó báo lại cho ban chỉ huy.
  • Hỗ trợ thay vị trí cố định trong những thời điểm được yêu cầu.
  • Tăng cường hỗ trợ cùng nhân viên tuần tra cổng chính tại các giờ cao điểm như công nhân vào hay tan ca.
  • Phối hợp với các vị trí khác để đảm bảo an toàn và an ninh.
  • Tổng hợp thông tin và ghi lại thành báo cáo các sự cố bất thường, vụ việc mất an toàn.
Nhiệm vụ của bảo vệ tại vị trí tuần tra
Nhiệm vụ của bảo vệ tại vị trí tuần tra

2.4. Nhiệm vụ của bảo vệ tại công trình hoàn thiện

  • Thực hiện canh gác tại công trình hoàn thiện.
  • Bảo vệ công trường đảm bảo an toàn tại khu vực được phân công và quản lý các chìa khóa căn hộ theo danh sách.
  • Thống kê, kiểm soát đầy đủ các thiết bị, vật tư và tình trạng căn hộ trong danh sách.
  • Tiếp nhận các thông tin yêu cầu mở cửa căn hộ theo giấy phép đăng ký thi công.
  • Tiến hành bàn giao toàn bộ thiết bị cho tổ đội thi công sau đó mới ký sổ bàn giao
  • Tuần tra và giám sát các biện pháp an toàn thi công, an toàn PCCC
  • Sau khi tổ đội thi công xong thì tiếp nhận lại căn hộ và thống kê số thiết bị vật tư, kiểm tra tình trạng, đảm bảo đủ và không hư hỏng.
  • Bàn giao lại thiết bị mới, lập danh sách theo quy định.
  • Khóa cửa căn hộ hoàn thiện thi công, đồng thời tổng hợp để báo cáo quản lý.
Nhiệm vụ của bảo vệ tại công trình hoàn thiện
Nhiệm vụ của bảo vệ tại công trình hoàn thiện

2.5. Nhiệm vụ của ca trưởng bảo vệ

Ca trưởng là chức vụ nhân sự quản lý ca bảo vệ được công ty bổ nhiệm, được phân công những nhiệm vụ như sau:

Nhiệm vụ khi bắt đầu ca trực

  • Phải có mặt tại mục tiêu quản lý trước 30 phút.
  • Tiếp nhận danh sách nhân viên bảo vệ từ chỉ huy.
  • Lên kế hoạch để phân chia vị trí cho từng nhân sự.
  • Tiếp nhận công việc và tình hình ca trực từ các ca trưởng trước.
  • Tiếp nhận các chỉ đạo từ chỉ huy trưởng.
  • Tập hợp các nhân sự trong ca làm việc để chỉnh trang diện mạo, đồng phục vag giao công việc cho từng người.
  • Phổ biến cho nhân viên các nội dung về yêu cầu, nội dung bàn giao từ ca trực trước, chỉ đạo từ chỉ huy đến toàn thể công nhân viên.

Nhiệm vụ trong ca trực

  • Kiểm soát hoạt động của mọi vị trí trong mục tiêu.
  • Tiến hành kiểm tra và đôn đốc các nhân viên tại vị trí trực.
  • Thực hiện công việc được ca trưởng trước bàn giao và chỉ huy yêu cầu.
  • Tiếp nhận thông tin từ các nhân viên, sau đó linh hoạt xử lý, giải quyết, lập biên bản để xin ý kiến chỉ đạo.
  • Giám sát hoạt động của nhà máy và camera.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống an toàn, kỹ thuật tại mục tiêu.
  • Tổng hợp những sự kiện xảy ra trong ca trực, các sự cố bất ngờ và làm báo cáo tổng kết.

Nhiệm vụ khi kết thúc ca trực

  • Bàn giao lại ca trực cho ca trưởng ca sau, kiểm soát và bàn giao đầy đủ dụng cụ.
  • Báo cáo cho chỉ huy trưởng về diễn biến ca trực và các công việc đề xuất.
Nhiệm vụ của ca trưởng bảo vệ
Nhiệm vụ của ca trưởng bảo vệ

2.6. Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng bảo vệ/ đội trưởng bảo vệ

Đội trưởng đội bảo vệ là nhân sự đại diện cho công ty bảo vệ công trường, được bổ nhiệm dựa trên quyết định của Giám đốc. Chức năng của chức vụ này là trực tiếp quản lý lực lượng bảo vệ của công ty tại công trình.

Đồng thời, tiến hành triển khai các hoạt động, quản lý dụng cụ, công cụ hỗ trợ và thay mặt công ty thực hiện các yêu cầu của cơ quan chức năng địa phương.

Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng đội bảo vệ bao gồm:

  • Tiếp nhận lực lượng bảo vệ được điều động xuống, bố trí chỗ ở cho nhân viên nếu cần
  • Chăm lo đời sống của nhân viên trong thời gian tại mục tiêu quản lý.
  • Hướng dẫn và giới thiệu các thông tin về mục tiêu cho nhân viên.
  • Lên phương án huấn luyện cho nhân viên bảo vệ, tập luyện các kỹ năng cần thiết, phổ biến quy định và quy trình làm việc cụ thể tại công trường cho nhân viên
  • Xây dựng các kế hoạch làm việc dựa trên phương án bảo vệ công trường được đưa ra từ khách hàng, sau đó phổ biến lại cho nhân viên.
  • Phân lịch trực cho các nhân viên tại mục tiêu quản lý.
  • Kiểm tra tiến độ làm việc và đôn đốc nhân viên thực hiện bảo vệ mục tiêu quản lý.
  • Kiểm soát các hoạt động diễn ra trong công trường 24/24.
  • Tiếp nhận báo cáo từ các nhân viên về sự cố xảy ra trong ca trực.
  • Trực tiếp giải quyết các vụ việc vượt quá khả năng của nhân viên.
  • Tổ chức các buổi diễn tập và đào tạo định kỳ cho nhân viên.
  • Đảm bảo chất lượng dịch vụ bảo vệ công trường đạt chuẩn.
  • Tổng hợp lại và báo cáo hoạt động bảo vệ hàng ngày, báo cáo chủ quản theo quy định và ngay lập tức nếu có sự cố đột xuất.
  • Làm báo cáo định kỳ gửi cho các cơ quan chức năng về hoạt động bảo vệ.
  • Làm báo cáo cho công ty bảo vệ về tình hình hiện tại, các đề xuất liên quan như bổ sung quân số và cấp văn phòng phẩm
  • Tổng hợp và tạo bảng khối lượng công việc được thực hiện trong tháng, lấy xác nhận và gửi về công ty để làm hồ sơ
  • Tiến hành chấm công và gửi bảng chấm công cho công ty để tình tiền lương cho nhân viên
  • Nhiệm vụ tuyển dụng, chủ đạo tạo nguồn nhân sự cho mục tiêu quản lý, đồng thời hỗ trợ công ty trong công tác tuyển chọn người có năng lực.

Quyền hạn của chỉ huy trưởng bao gồm điều hành toàn bộ đội ngũ nhân viên và đánh giá mức độ hoàn thành của bạn. Đồng thời, đây cũng là người đề xuất khen thưởng cho các nhân viên có thành tích tốt, kiến nghị hình thức xử phạt thỏa đáng

 Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng bảo vệ
Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng bảo vệ

2.7. Nhiệm vụ của bảo vệ tại các vị trí giám sát thi công

Nhân viên bảo vệ tại các vị trí giám sát thi công cần duy trì việc thực hiện đầy đủ nội quy lao động. Đồng thời, họ cũng có nhiệm vụ nhắc nhở, đôn đốc công nhân thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy chuẩn về an toàn lao động, đồng thời kiểm tra tài sản công trình và các trang thiết bị vào 2 thời điểm đầu ca và cuối ca làm việc.

Nhiệm vụ của bảo vệ tại các vị trí giám sát thi công
Nhiệm vụ của bảo vệ tại các vị trí giám sát thi công

3. Yêu cầu đối với nhân viên bảo vệ công trường

Để đảm bảo thực hiện tốt và đầy đủ trách nhiệm của một nhân viên bảo vệ công trường, dưới đây là những yêu cầu quan trọng mà bạn cần đáp ứng:

  • Hiểu rõ các yêu cầu và quy định riêng của công trình, cơ quan quản lý nơi làm việc.
  • Nắm rõ các số điện thoại liên lạc khẩn cấp như số công an, phòng cháy chữa cháy hay điện thoại công ty.
  • Tìm hiểu và nắm rõ tính chất hoạt động của từng mục tiêu, cũng như tên Ban giám đốc và thông tin của người phụ trách an ninh công trường.
  • Nắm được các giờ cao điểm có lượng người ra vào đông đúc trong ngày, cố gắng nhận diện được các nhân viên cũng như xe của họ để ngăn không cho kẻ xấu trà trộn vào.
  • Biết rõ sơ đồ thiết kế và cấu trúc của công trường cũng như các khu vực trọng yếu.
  • Nắm được trình độ và nhận thức cũng như thái độ, quan điểm của từng nhân viên đối với bảo vệ công trường.
Yêu cầu đối với nhân viên bảo vệ công trường
Yêu cầu đối với nhân viên bảo vệ công trường

4. Bảo vệ công trường chuyên nghiệp cùng Bảo Vệ Ngày Và Đêm

Là một trong các đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bảo vệ, Bảo Vệ Ngày Và Đêm đã thực hiện thành công nhiều dự án lớn nhỏ và nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Đến với Bảo Vệ Ngày Và Đêm, quý khách sẽ được lựa chọn rất nhiều các loại dịch vụ bảo vệ khác nhau. Một trong những thế mạnh hàng đầu của chúng tôi chính là bảo vệ công trường – địa điểm thường xảy ra tai nạn và có nguy cơ cao phát sinh tệ nạn xã hội.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bảo vệ. Bảo Vệ Ngày Và Đêm luôn nỗ lực thay đổi để mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ tốt hơn. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên bảo vệ tại đây luôn được huấn luyện đầy đủ các kỹ năng cần thiết, nắm rõ yêu cầu và nhiệm vụ đối với từng trọng trách khác nhau. Từ đó, đảm bảo mang đến cho khách hàng các dịch vụ hàng đầu, đặc sự an nguy của khách hàng và sự uy tín lên hàng đầu.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được nhân viên bảo vệ công trường là gì, cũng như các trách nhiệm và công việc mà họ cần thực hiện. Nếu muốn trở thành nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, hoặc đang tìm kiếm dịch vụ bảo vệ chất lượng và uy tín thì bạn có thể liên hệ ngay với Bảo Vệ Ngày Và Đêm để được tư vấn đầy đủ, hiệu quả.

~~0o0~~

Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại đây:

Bảo vệ nhà máy Bảo vệ tòa nhà văn phòng

Bảo vệ chung cư

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.