10 mối nguy hiểm về điện và các biện pháp phòng tránh rủi ro

Điện năng là một loại năng lượng quan trọng trong mọi hoạt động đời sống, sản xuất, tuy nhiên, lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho con người nếu không sử dụng đúng cách. Trong bài viết sau đây, Bảo vệ Ngày và Đêm sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết các mối nguy hiểm về điện và cách phòng tránh để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé.

Có nhiều các mối nguy hiểm về điện nếu không sử dụng đúng cách
Có nhiều các mối nguy hiểm về điện nếu không sử dụng đúng cách

1. An toàn điện là gì?

An toàn điện được hiểu là hệ thống các quy định, quy tắc, biện pháp ứng phó và kỹ năng cần thiết được đặt ra nhằm mục đích hạn chế tối đa các tai nạn có thể xảy ra do điện. Nhờ vậy mà con người sẽ tránh được các tổn thương như bị giật điện, tổn thương nội tạng, bỏng do điện,…

Nếu nhà ở, doanh nghiệp, văn phòng, nhà máy,… không đảm bảo an toàn điện thì có thể dẫn đến các sự cố đáng tiếc khi sử dụng điện như điện giật, dòng điện đốt cháy gây cháy nổ, hỏa hoạn. Chính vì vậy cần trang bị dụng cụ bảo vệ an toàn điện việc nhận thức các mối nguy hiểm về điện và cách phòng tránh là điều rất cần thiết.

2. Các mối nguy hiểm về điện cần phòng tránh

2.1. Chạm trực tiếp dây pha điện hạ áp (điện áp dưới 1000V)

Hiện nay hệ thống lưới điện hạ áp được sử dụng phổ biến là lưới điện 3 pha 4 dây có dây trung tính nối đất trực tiếp. Trong đó điện áp pha (pha – trung tính) là 220V và điện áp dây (pha – pha) là 380V.

Khi chạm trực tiếp vào dây pha, người sẽ trở thành vật dẫn nối qua thiết bị dùng điện, làm mạch điện khép kín và sẽ có dòng điện chạy vào cơ thể, đây là một trong các mối nguy hiểm về điện cần lưu ý đặc biệt. Nếu dòng điện đủ lớn có thể gây thương tổn các bộ phận trong cơ thể, thậm chí là tử vong. Cần tìm hiểu và trang bị kiến thức để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

Các mối nguy hiểm về điện do chạm trực tiếp vào dây pha điện hạ áp
Các mối nguy hiểm về điện do chạm trực tiếp vào dây pha điện hạ áp

Vì vậy, khi bạn đến gần, sử dụng hoặc sửa chữa điện thì cần chú ý đến các đường dây điện để không tạo ra các tình huống khép kín mạch điện qua người như sau: pha này – người – pha kia, dây pha – người – dây trung tính, dây pha – người – mặt đất.

2.2. Chạm trực tiếp dây trung tính hạ áp

Để đảm bảo an toàn cho con người và vận hành thì hệ thống trung tính của lưới điện hạ áp công nghiệp cần phải có đủ các yếu tố: nối đất trung tính máy biến áp, nối đất trung tính lặp lại, dây trung tính nối từ cực nối đất máy biến áp.

Do đó, nếu dây trung tính được nối đất chắc chắn thì dòng điện rò qua người có điện áp rất nhỏ không đủ gây nguy hiểm.

Các mối nguy hiểm về điện do chạm trực tiếp dây trung tính hạ áp
Các mối nguy hiểm về điện do chạm trực tiếp dây trung tính hạ áp

Tuy nhiên, đây sẽ là một trong các mối nguy hiểm về điện trong trường hợp dây trung tính nối đất phía nguồn bị đứt thì khi người chạm vào dây sẽ có một điện từ dây pha trực tiếp qua thiết bị và chạy vào cơ thể. Lúc này mạch điện bị khép kín như sau: dây pha – thiết bị – đoạn dây trung tính – người và đất.

Dòng điện chạy qua người lúc này sẽ bằng dòng điện qua thiết bị và có thể gây thương tích, thậm chí tử vong. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn điện.

2.3. Hiện tượng hồ quang điện hạ áp

Hồ quang điện là hiện tượng điện phóng ra ngoài không khí tạo nên các tia lửa điện. Điều này có thể xảy ra khi nối tắt không qua gây điện trở phụ tải, làm ngắn mạch pha – pha hoặc pha – trung tính. Nếu lúc này có dòng điện áp đủ lớn đi qua một khe hở hẹp trong điều kiện thích hợp thì sẽ phát sinh tia lửa hồ quang.

Hiện tượng hồ quang điện 
Hiện tượng hồ quang điện

Bạn có thể đã gặp qua hiện tượng này khi cắm hoặc rút phích điện ra/vào ổ điện và có các tia điện xẹt. Hồ quang điện thường không gây nguy hiểm nếu cường độ dòng điện thấp.

Tuy nhiên khi hiện này này xảy ra trên các thiết bị hư cũ quá lâu hoặc vì đủ điều kiện mà tia lửa sinh ra quá lớn thì có thể khiến người gần đó bị giật điện từ nhẹ đến nặng, thậm chí là hỏa hoạn.

2.4. Phóng điện cao áp (điện áp từ 1000V trở lên)

Tương tự như điện hạ áp, điện cao áp cũng có thể xảy ra tình trạng phóng điện giữa các pha nhưng mức độ nguy hiểm lớn hơn. Điều này có thể xuất phát từ việc đóng ngắt cách ly cao áp tạo nên khe hở hẹp và phát sinh hồ quang điện.

Điện cao áp có khả năng phóng điện qua không khí
Điện cao áp có khả năng phóng điện qua không khí

Bên cạnh đó, điện cao áp còn có hiện tượng phóng điện thông qua môi trường không khí. Khi có người đứng gần dây điện cao áp ở một khoảng cách đủ gần sẽ bị phóng điện qua không khí truyền vào người.

Nếu phải sửa chữa điện cao áp thì dù đã cắt điện, trên dây vẫn còn tồn đọng một số điện tích tàn dư. Tùy vào thời điểm cắt điện và tham số mạch điện mà người chạm vào vẫn có thể gặp nguy hiểm do dòng điện lớn chạy qua người.

2.5. Điện cảm ứng

Khi có dòng điện chạy qua dây dẫn điện sẽ tạo ra từ trường. Độ lớn của từ trường quanh dây dẫn phụ thuộc vào tần số, cường độ dòng điện và điện áp. Theo nguyên lý cảm ứng từ thì nếu có một đường dây kim loại cắt qua đường sức từ trường thì trong dây sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng. Độ lớn của dòng điện cảm ứng sẽ tỉ lệ thuận với cường độ của từ trường.

Các mối nguy hiểm về điện từ nguồn điện cảm ứng
Các mối nguy hiểm về điện từ nguồn điện cảm ứng

Do đó, nếu có một đường dây kim loại xuất hiện tại khu vực gần đường dây cao áp trong một khoảng cách phù hợp sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng bên trong dây kim loại. Nếu dòng điện này đủ lớn thì sẽ gây nguy hiểm cho con người.

2.6. Điện áp bước

Trong một số trường hợp như cách điện của thiết bị điện bị thủng, sứ vỡ điện chạm xà nhà, dây điện rớt xuống đất hoặc chạm vào tường nhà, hàng rào,… sẽ khiến dòng điện truyền xuống đất và lan tỏa trong đất.

Theo đó, các điểm cách đều về điện trở so với điểm dòng điện chạm đất sẽ tạo nên một mặt đẳng áp và điểm càng xa thì điện áp càng giảm.

Giật điện do điện áp bước
Giật điện do điện áp bước

Khi có người bước chân vào khu vực nhiễm điện này thì điện áp chênh lệch nhau tại hai điểm đứng của bàn chân gọi là điện áp bước. Trên lý thuyết điện áp bước sẽ không gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, thực tế khi có dòng điện chạy qua chân vào cơ thể sẽ làm cơ bắp bị co giật khiến người bị ngã xuống. Khi đó, tay hoặc đầu chạm đất có thể khiến dòng điện chạy qua tim và gây nguy hiểm đến tính mạng.

2.7. Điện chạm vỏ kim loại

Vỏ thiết bị điện sẽ bao gồm giá đỡ bằng kim loại và cấu kiện bao bọc bên ngoài. Trong quá trình vận hành, một trong các mối nguy hiểm về điện đó là thiết bị có thể xảy ra sự cố điện chạm vỏ kim loại do cách điện hư hỏng hoặc đầu dây bị đứt ở bên trong/bên ngoài chạm vào vỏ.

Điện chạm vỏ kim loại
Điện chạm vỏ kim loại

Mặc dù các thiết bị điện đều phải nối đất an toàn hoặc nối đất nối không theo quy định để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người dùng. Tuy nhiên, thiết bị bảo vệ không ngắt điện kịp thời vẫn gây nguy hiểm cho người hoặc gây cháy nổ, hư hỏng thiết bị điện.

2.8. Đóng điện nhầm

Để tiến hành sửa chữa điện, người sửa chữa thường cắt điện bằng thiết bị đóng như ngắt cầu dao, cầu chì, aptomat,… Tuy nhiên nếu không thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tiếp theo thì vẫn có thể xảy ra trường hợp có người khác đóng điện nhầm trở lại.

Đóng hộp bảo vệ tủ điện để tránh đóng điện nhầm
Đóng hộp bảo vệ tủ điện để tránh đóng điện nhầm

Cách tốt nhất là dùng khóa để khóa hộp bảo vệ, khóa bộ truyền động. Theo đó, chìa khóa nên được bảo quản trực tiếp bởi người chịu trách nhiệm vận hành hoặc người sửa chữa và chỉ mở ra sau khi hoàn tất quá trình sửa chữa điện.

2.9. Thao tác sai quy trình

Thực hiện đúng quy trình sửa chữa là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho con người. Trong một số trường hợp, người sửa chữa thao tác sai quy trình và gây ra những sự cố nguy hiểm về điện. Ví dụ như:

  • Sửa chữa điện khi không đủ điều kiện an toàn như không mặc trang bị an toàn, không có hộp bảo vệ cầu dao hạ áp,…
  • Không ngắt điện trước khi sửa chữa.
  • Trước khi thao tác không kiểm tra tình trạng thiết bị điện để phát hiện những lỗi hư hỏng.
  • Đóng hoặc cắt điện không đúng phạm vi cần đóng/cắt.
Thao tác đúng quy trình khi sửa chữa điện
Thao tác đúng quy trình khi sửa chữa điện

2.10. Xung đột nguồn điện khác

Khi cắt điện để thực hiện thao tác sửa chữa điện, bạn cần phải thực hiện các biện pháp an toàn (cắt rời thiết bị khỏi lưới điện, tiếp đất,…) nếu không vẫn có thể có nguồn điện khác xông đến gây nguy hiểm cho người sửa chữa. Chẳng hạn như:

  • Đường dây có điện rơi chạm vào dây điện đang sửa chữa.
  • Đường dây đang sửa chữa rơi rớt vào đường dây có điện đang hoạt động.
  • Dòng sét đánh vào dây điện khác từ xa truyền đến.
  • Máy phát điện hoạt động đẩy ngược điện lên đường dây sửa chữa.
  • Có cảm ứng từ của đường dây điện khác đang hoạt động.

>>> Xem thêm: Cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách và đảm bảo an toàn!

3. Biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn điện

3.1. Quy tắc an toàn khi sửa chữa điện

Trong trường hợp cần phải sửa chữa điện, bạn cần thực hiện đúng theo những bước sau đây để đảm bảo an toàn cho người sửa chữa điện:

  • Ngắt điện: Việc đầu tiên bạn cần làm là rút phích cắm hoặc cúp cầu dao điện để đảm bảo trong mạch không còn điện nữa và tiến hành hoạt động sửa chữa một cách dễ dàng.
  • Treo biển báo: Trong quá trình sửa chữa, bạn nên treo biển báo “Cấm mở điện” hoặc biển cảnh báo có ý nghĩa tương tự để báo hiệu cho những người xung quanh biết bạn đang sửa điện nếu vị trí bạn sửa điện khuất tầm quan sát của mọi người.
Treo biển báo để thông báo việc đang sửa chữa điện
Treo biển báo để thông báo việc đang sửa chữa điện
  • Cử người giám sát tránh tình huống vô tình mở điện: Để đảm bảo an toàn, bạn nên cử một người giám sát khu vực bảng điện để tránh trường hợp có người vô tình mở cầu dao đã đóng. Còn nếu không tìm được ai khác thì bạn nên tìm cách khóa bảng cấp điện, tủ điện lại.
  • Xả điện: Trong một số trường hợp, các thiết bị điện hoặc đường dây có các tụ điện vẫn chưa kịp xả điện và có thể gây giật điện dù đã được ngắt nguồn. Vì vậy, bạn nên xả điện cho thiết bị/đường dây trước khi tiến hành sửa chữa điện.
  • Cách ly nguồn vào: Hành động này nên được thực hiện để đảm bảo an toàn điện hoàn toàn cho người sửa chữa.

3.2. Quy tắc an toàn khi sử dụng thiết bị điện

Trong quá trình sử dụng các thiết bị điện, để tránh các mối nguy hiểm về điện bạn cần đảm bảo những quy tắc an toàn sau đây:

  • Đảm bảo rằng người sử dụng thiết bị điện đã được đào tạo/hướng dẫn về phương thức vận hành của chúng.
  • Kiểm tra xem ổ cắm điện có bị quá tải điện và dây cắm có đủ độ dài hay không. Việc sử dụng ổ điện có dây quá ngắn cùng với nối tiếp nhiều ổ điện với nhau có thể gây ra tình trạng đoản mạch làm cháy nổ, chập điện.
  • Nên sắp xếp đường dây điện gọn gàng, bố trí ở những vị trí khuất tầm mắt hoặc ít chịu tác động của người qua lại.
  • Các thiết bị điện trước khi tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa phải ở trạng thái ngưng hoạt động và rút phích cắm khỏi nguồn điện.
Nên rút phích cắm trước khi kiểm tra hoặc vệ sinh thiết bị điện
Nên rút phích cắm trước khi kiểm tra hoặc vệ sinh thiết bị điện
  • Nếu phát hiện thiết bị điện có dấu hiệu bị lỗi, hư hỏng thì lập tức ngừng sử dụng và đưa ngay đến trung tâm sửa chữa. Nếu phát hiện thiết bị điện có dấu hiệu bị lỗi hay hư hỏng thì lập tức tắt máy và liên hệ người đến sửa chữa.
  • Không sử dụng thiết bị điện tại khu vực bị rò nước hay ẩm ướt.
  • Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với ổ điện hoặc đi lại trong nhà máy thì nên mang giày/dép cao su, giày bảo hộ để phòng ngừa trường hợp bị giật do rò điện.
  • Không nên sử dụng các loại máy bay điều khiển, flycam, thả diều,… ở bên dưới dây điện.
  • Không cho trẻ em vui chơi ở gần hoặc trèo lên hàng rào quanh trạm biến áp.

Như vậy, NDS đã chia sẻ cụ thể đến bạn các mối nguy hiểm về điện và những cách phòng tránh đảm bảo an toàn điện. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn ngăn chặn được những sự cố điện có thể xảy ra để bảo vệ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 3 / 5. Số phiếu bầu: 2

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.