NGƯỜI BẢO VỆ LÀ GÌ? GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ NGHỀ BẢO VỆ

Bảo vệ là một khái niệm khá quen thuộc xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, dùng để chỉ những người có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho một khu vực, mục tiêu nhất định. Với sự tiến triển phức tạp của tệ nạn xã hội hiện nay thì nghề bảo vệ đang ngày càng được trọng dụng. Vậy, thực chất bảo vệ là gì? Có những vị trí nào và yêu cầu kỹ năng ra sao? Cùng Bảo vệ Ngày và Đêm tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới. 

Tìm hiểu các thông tin về bảo vệ

1. Bảo vệ là gì? Phân loại công việc bảo vệ theo tính chất mục tiêu

Trước khi tìm hiểu nhiệm vụ cụ thể của bảo vệ là gì, hãy cùng Bảo vệ Ngày và Đêm điểm qua một số thông tin tổng quát liên quan đến ngành nghề này:

1.1 Bảo vệ là gì?

Bảo vệ được định nghĩa là những người có nhiệm vụ giữ an toàn, trật tự cho một cơ quan hay một cá nhân nào đó. Họ cũng là người bảo vệ an ninh trật tự nội bộ, thực hiện bảo vệ tính mạng, tài sản của khách hàng là cá nhân hay pháp nhân, từ đó góp phần gìn giữ an ninh trật tự trong xã hội.

A security guard (also known as a security inspector, security officer, factory guard, or protective agent) is a person employed by a government or private party to protect the employing party’s assets (property, people, equipment, money, etc.) from a variety of hazards (such as crime, waste, damages, unsafe worker behavior, etc.) by enforcing preventative measures

(Nguồn: Wikipedia)

1.2 Phân loại bảo vệ dựa theo tính chất mục tiêu

Các vị trí bảo vệ hiện nay được chia ra làm 2 nhóm chính tùy theo công việc mà họ đảm nhiệm, cụ thể:

  • Bảo vệ mục tiêu cố định là những người có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho một khu vực cố định trong thời gian dài như chung cư, bệnh viện, tòa nhà cao tầng, văn phòng hay nhà hàng…
  • Bảo vệ mục tiêu di động là những người chịu trách nhiệm bảo vệ cho nhiều đối tượng khác nhau, linh động trong thời gian và thường xuyên di chuyển. Các đối tượng được bảo vệ thường là ca sĩ, diễn viên, bảo vệ cho các sự kiện hay áp tải hàng hóa…
Các vị trí của công việc bảo vệ
Các vị trí của công việc bảo vệ

2. Nhiệm vụ người bảo vệ là gì?

Nhiều người vẫn thắc mắc nhiệm vụ cụ thể khi làm dịch vụ bảo vệ là gì, thì dưới đây là câu trả lời của Bảo vệ Ngày và Đêm:

  • Theo dõi và giám sát hệ thống camera an ninh, hệ thống PCCC trong mọi thời điểm
  • Giám sát việc ra vào cho các nhân viên, đối tác và khách hàng
  • Giám sát an ninh toàn bộ khu vực được chỉ định trước
  • Lập báo cáo tổng kết toàn diện sau mỗi ca làm theo mẫu sẵn có
  • Lập biên bản và bắt giữ các đối tượng có hành vi xấu, rồi báo ngay cho quản lý và chính quyền địa phương
  • Thực thi luật pháp về sở hữu của chủ nhân.
  • Người bảo vệ cần có trách nhiệm trong việc trông coi tài sản của công ty, cửa hàng, khu vực trong và ngoài văn phòng,… đảm bảo không để xảy ra mất cắp, hư hỏng tài sản của người dân.
  • Quan sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các dấu hiệu phạm tội, gây mất trật tự và điều tra các hành vi gây rối, không để kẻ xấu có cơ hội giở trò.
  • Hành động kịp thời, hợp pháp nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản người dân.
  • Ghi chép và báo cáo lại các sự việc bất thường và đáng ngờ.
  • Tuần tra, canh gác ở các khu vực được yêu cầu.
  •  Luôn sẵn sàng xử lý các tình huống nguy hiểm nếu phát sinh.
Nhiệm vụ người bảo vệ là gì?
Nhiệm vụ người bảo vệ là gì?

3. Kỹ năng cần có của một người bảo vệ là gì?

Để trở thành một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, bạn phải đáp ứng rất nhiều các tiêu chuẩn khác nhau.

Để giải đáp cho câu hỏi làm bảo vệ cần những gì? Dưới đây là những kỹ năng cơ bản nhất bao gồm:

3.1 Kỹ năng phán đoán tình huống 

Nhiệm vụ chính của bảo vệ là giữ gìn trật tự an ninh, bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của con người, do đó kỹ năng phán đoán tình huống là vô cùng quan trọng.

Người bảo vệ phải luôn tỉnh táo để nhận biết môi trường xung quanh, nhận diện được kẻ xấu cải trang để phá hoại tài sản. Kỹ năng phán đoán, nhận xét sẽ là yếu tố cần thiết để nhân viên bảo vệ nhanh chóng ngăn chặn kẻ gian kịp thời.

3.2 Kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ 

Là một bảo vệ chuyên nghiệp, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra không thể tránh được. Do đó, kỹ năng xử lý tình huống khoa học trong những trường hợp này là vô cùng cần thiết để bảo đảm an toàn cho khách hàng.

Kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ
Kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ

3.3 Kỹ năng phòng vệ 

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhân viên bảo vệ sẽ không tránh khỏi việc phải đối mặt với những tình huống khẩn cấp nguy hiểm. Kỹ năng phòng vệ trong lúc này sẽ giúp bạn ngăn chặn được hành vi của kẻ xấu, đồng thời bảo đảm an toàn cho cả khách hàng và bản thân. Trước khi trở thành một bảo vệ chuyên nghiệp, các nhân viên cần phải tự trang bị các kỹ năng phòng vệ cần thiết, các dụng cụ chuyên dụng để bảo đảm an toàn cho bản thân

3.4 Kỹ năng giao tiếp 

Kỹ năng giao tiếp thể hiện sự linh hoạt, nhạy bén trong quy trình làm việc của bảo vệ, và cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để khách hàng đánh giá chất lượng bảo vệ. Do đó, một bảo vệ chất lượng cao bắt buộc phải có kỹ năng này.

3.5 Kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn 

Có thể kể đến như kỹ năng PCCC, kỹ năng sơ cứu… Đây đều là những kỹ năng quan trọng mà bảo vệ cần rèn luyện để ứng dụng trong công việc hàng ngày của mình.

4. Cơ hội thăng tiến của nghề bảo vệ

Với sự tiến triển phức tạp của các tệ nạn xã hội hiện nay, nghề bảo vệ ngày càng được nhiều người chú ý. Dưới đây là một số thông tin về cơ hội thăng tiến và nhu cầu tuyển dụng nghề bảo vệ tại Việt Nam:

4.1 Nhu cầu tuyển dụng công việc bảo vệ

Nghề bảo vệ đang được đánh giá rất cao về cơ hội tuyển dụng ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Hiện nay, nhóm ngành này được chia thành nhiều nhóm khác nhau, với những tính chất nhiệm vụ riêng giúp mọi người lựa chọn được công việc phù hợp nhất.

Nhu cầu tuyển dụng bảo vệ tăng cao một phần là do sự xuất hiện ngày càng nhiều của các cơ quan, doanh nghiệp. Bất cứ địa điểm nào cũng cần có đội ngũ bảo vệ chịu trách nhiệm về mặt an toàn và đảm bảo an ninh. Do đó, nghề bảo vệ luôn trong tình trạng cần người.

Trong 10 năm tới, nhu cầu tuyển dụng nghề bảo vệ được dự đoán sẽ ngày càng tăng cao, do sự phát triển rõ rệt của văn hóa – xã hội. Nghề nghiệp này không yêu cầu bằng cấp nên cũng sẽ phù hợp với những người không có khả năng học cao, từ đó góp phần giải quyết nạn thất nghiệp. Bạn chỉ cần có sức khỏe tốt, ngoại hình ổn, linh hoạt trong công việc là đã có đủ khả năng tham gia vào ngành nghề này.

Nhu cầu tuyển dụng công việc bảo vệ
Nhu cầu tuyển dụng công việc bảo vệ

4.2 Mức lương của người bảo vệ

Mức lương của nghề bảo vệ hiện nay được đánh giá nằm ở mức trung bình và đủ sống, dao động từ 6-15 triệu đồng/tháng. Số tiền này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan như thời gian làm việc và ca làm việc (làm ca đêm sẽ được nhận lương cao hơn so với ca ngày), kinh nghiệm làm việc cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Nhân viên bảo vệ chính thức sẽ được hưởng đầy đủ phúc lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các loại phí như phí đi lại, ăn trưa, tăng ca, hỗ trợ chỗ ở và các trang thiết bị.

Nhìn chung, mức lương bảo vệ trên thực tế không quá cao nhưng vẫn được đánh giá ở mức trung bình, đủ sống và cao hơn nhiều so với những ngành nghề không yêu cầu bằng cấp trên thị trường hiện nay.

4.3 Thời gian thử việc 

Thời gian thử việc của nghề bảo vệ sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và đơn vị tuyển dụng nhân viên, thông thường là khoảng 6 ngày, trong đó có 3 ngày để làm quen và rèn luyện nghiệp vụ. Một số đơn vị có thể yêu cầu thời gian thử việc lên đến 1 tháng.

Trong thời gian thử việc, bảo vệ vẫn được nhận 85% lương cơ bản. Trước khi ký kết hợp đồng trở thành nhân viên chính thức, bảo vệ và nhà tuyển dụng sẽ trao đổi kỹ càng những thông tin như nội dung công việc, thời gian và phúc lợi nhận được…

4.4 Lộ trình thăng tiến trong nghề bảo vệ

Lộ trình thăng tiến của nghề bảo vệ khá rõ ràng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực của bản thân.

Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đưa ra, họ có thể được nâng cấp từ một nhân viên bảo vệ bình thường lên vị trí cao dần như ca trưởng, tổ trưởng, đội trưởng, quản lý mục tiêu,,… Ngoài ra, có một số chức vụ khác tùy theo nguyện vọng và năng lực như: Cán bộ nghiệp vụ, đội cơ động, đội tuần tra, kiểm tra, giám đốc nghiệp vụ, giám đốc vùng,…

Những bảo vệ có đủ trình độ, thông thạo kỹ năng cần thiết thì có thể được lựa chọn để làm bảo vệ riêng cho một cá nhân hay gia đình với mức lương vô cùng hấp dẫn, có thể lên đến từ 12-40 triệu đồng.

Lộ trình thăng tiến trong nghề bảo vệ
Lộ trình thăng tiến trong nghề bảo vệ

5. Những quy định người bảo vệ cần tuân thủ

Sau khi trở thành một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, bạn cần tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Nghề bảo vệ có liên quan đến tính mạng, tài sản và quyền tự do của công dân, do đó quy định tuân thủ pháp luật chính là yêu cầu đặc trưng nhất của ngành nghề này. Nhân viên bảo vệ chỉ được phép hành động trong khuôn khổ được pháp luật và đạo đức xã hội cho phép.

Bên cạnh đó, nhân viên bảo vệ cũng phải sẵn sàng thích ứng để có biện pháp đối phó với những tình huống phức tạp. Đối tượng khách hàng của bảo vệ khá đặc thù và phức tạp, trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của nhân viên bảo vệ. Do đó, những tố chất như mưu trí, dũng cảm, sáng suốt trong những tình huống này lại càng trở nên quan trọng.

Công việc bảo vệ mang tính chất nhân bản cao, mục tiêu cần đáp ứng là tính mạng, tài sản của người dân và chống lại những hành vi mang tính chất phá hoại. Do đó, có không ít các tấm gương đã dũng cảm hy sinh trong khi đang thực hiện nhiệm vụ.

Những quy định người bảo vệ cần tuân thủ
Những quy định người bảo vệ cần tuân thủ

6.Những khó khăn phải đối mặt của nghề bảo vệ là gì

Tương tự như các ngành nghề khác, nghề bảo vệ cũng phải đối mặt với những rủi ro, thách thức nhất định. Trong đó có thể kể đến một số khó khăn điển hình như:

6.1 Rủi ro, nguy hiểm

Bảo vệ được nhận định là ngành nghề đối mặt với nhiều rủi ro, chỉ sau công an và bộ đội. Họ là những người đi đầu, có trách nhiệm xử lý và ngăn ngừa các tình huống phát sinh. Trong những trường hợp đặc thù, họ có thể lấy thân mình che chắn để bảo vệ tính nặng cũng tài sản của người khác.

6.2 Sức khỏe 

Việc tuần tra, gác đêm thường xuyên là không thể tránh khỏi với nhân viên bảo vệ. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của người làm nghề, khiến họ gặp phải một số tình trạng như thiếu ngủ, mất ngủ, tinh thần không thoải mái và thậm chí là kiệt sức.

6.3 Thời gian làm việc

Bạn có thể sẽ phải làm việc cả trong các dịp lễ, Tết… Đa số công ty bảo vệ hiện nay đều không có giới hạn về thời gian làm việc. Do đó, các nhân viên bảo vệ phải chấp nhận thực tế là họ có ít thời gian hơn để chăm lo cho gia đình, từ đó chịu những định kiến nhất định trong cuộc sống.

Những khó khăn phải đối mặt của nghề bảo vệ là gì
Những khó khăn phải đối mặt của nghề bảo vệ là gì

7. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

Bên cạnh những câu hỏi liên quan đến nhiệm vụ của bảo vệ là gì hay cơ hội tuyển dụng của ngành nghề bảo vệ, Bảo vệ Ngày và Đêm còn nhận được rất nhiều thắc mắc như:

7.1. Những người trẻ tuổi có nên đi làm nghề bảo vệ không?

Bảo vệ là ngành nghề phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt độ tuổi, giới tính hay trình độ học vấn, chỉ cần sở hữu thể chất tốt thì ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nghĩ người trẻ tuổi nên tìm kiếm những công việc tốt hơn, mức lương cao hơn thay vì lựa chọn ngành bảo vệ. Chính định kiến này đã tác động đến nguồn nhân lực bảo vệ ở nước ta trong thời gian trước đây.

Thực tế, hiện nay nhiều người trẻ đã có suy nghĩ thoáng hơn và dũng cảm theo đuổi nghề này. Họ sẽ có lộ trình thăng tiến lâu dài, được hưởng đãi ngộ và mức lương hấp dẫn, chỉ cần có sức khỏe tốt và tác phong nhanh nhẹn.

7.2. Sinh viên có nên đi làm bảo vệ part-time không?

Rất nhiều sinh viên hiện nay đã lựa chọn nghề bảo vệ vì thời gian làm việc linh động của nó. Công việc này cũng được chia theo ca nên sẽ phù hợp hơn với nhu cầu làm việc bán thời gian của các bạn.

7.3. Làm nghề bảo vệ có bị xem thường hay không?

Nghề bảo vệ trên thực tế không được mọi người đánh giá cao, thậm chí một số người còn tỏ ra khinh rẻ, coi thường. Tuy nhiên, ngành nghề lại giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ mạng sống và tài sản của người khác. Chính vì vậy mà họ xứng đáng được coi trọng và nhận được đánh giá tích cực hơn từ xã hội.

7.4. Nên làm việc cho các công ty dịch vụ bảo vệ không?

Nếu bạn có nhu cầu gắn bó lâu dài với nghề bảo vệ thì việc chọn lựa các công ty bảo vệ là vô cùng đúng đắn, bởi những nguyên do sau đây:

  • Quy trình làm việc tại công ty rõ ràng, đảm bảo chất lượng và độ uy tín cao.
  • Được đào tạo đầy đủ nghiệp vụ và kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao
  • Công ty bảo vệ cung cấp dịch vụ bảo vệ có hợp đồng rõ ràng, chính sách lương thưởng, đãi ngộ hấp dẫn.

7.5. Có nên gắn bó lâu dài với nghề bảo vệ không?

Việc gắn bó lâu dài với ngành nghề bảo vệ hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như lương bổng, lộ trình thăng tiến hay định hướng nghề nghiệp. Theo đánh giá của thị trường lao động hiện nay thì nghề bảo vệ được nhận định là khá ổn định, có thể gắn bó lâu dài.

Một số câu hỏi thường gặp về nghề bảo vệ
Một số câu hỏi thường gặp về nghề bảo vệ

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu thêm về ngành bảo vệ là gì và lộ trình thăng tiến của ngành nghề này. Nếu có nhu cầu tìm kiếm công ty bảo vệ uy tín, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, hoặc muốn tham gia các khóa đào tạo để trở thành một bảo vệ chuyên nghiệp, đừng quên liên hệ ngay với Bảo vệ Ngày và Đêm để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

 

~~0o0~~ 

Tham khảo và tìm hiểu thêm về các bài viết khác của chúng tôi tại đây:

Bảo vệ mục tiêu là gì? Bảo vệ nội bộ là gì? Bảo vệ thời vụ là gì?

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 3

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.