Cách sơ cứu người bị điện giật sao cho đúng cách và đảm bảo an toàn

Bị điện giật gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy, việc sơ cứu nạn nhân nhanh chóng, kịp thời là điều rất cần thiết. Trong bài viết sau đây, mời bạn cùng Bảo vệ Ngày và Đêm tìm hiểu chi tiết về cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách, an toàn và một số lưu ý để tránh bị điện giật trong đời sống.

Cách sơ cứu người bị điện giật đúng chuẩn, an toàn
Cách sơ cứu người bị điện giật đúng chuẩn, an toàn

1. Một số lưu ý cần ghi nhớ trước khi sơ cứu người bị điện giật

Phản ứng đầu tiên của chúng ta khi thấy người bị điện giật thường là hoang mang, lo lắng và có phản xạ lôi kéo nạn nhân ra khỏi nơi bị nhiễm điện ngay. Tuy nhiên chính tâm lý hoảng loạn này có thể khiến bản thân bạn cũng bị giật điện theo. Sau đây là các mối nguy hiểm về điện một số lưu ý bạn cần ghi nhớ trước khi thực hiện cách sơ cứu người bị điện giật.

Phải bình tĩnh khi thấy có người bị điện giật
Phải bình tĩnh khi thấy có người bị điện giật
  • Trước hết, bạn phải nhanh chóng ngắt nguồn điện bằng cách kéo cầu dao điện, rút dây điện khỏi ổ cắm,… Trong trường hợp nạn nhân bị giật bởi nguồn điện cao thế thì không được chạy lại gần vị trí rò điện mà phải đứng xa ít nhất 6m cho đến khi nguồn điện được tắt. Nếu bạn quá nóng vội và chạy lại cứu người ngay thì có thể bị điện phóng vào người.
  • Trong quá trình cứu người, bạn nên cố gắng giữ sự bình tĩnh để đưa ra được những quyết định sáng suốt nhất. Bởi lẽ bất kỳ lỗi sai sót nào cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân và chính bạn.
  • Khi bạn tách nạn nhân khỏi nguồn điện thì tuyệt đối không sử dụng các vật có tính truyền dẫn điện như kim loại, dụng cụ bị ẩm ướt hoặc dính nước,… vì chúng có thể khiến bạn bị điện giật theo. Cần
  • Với tình huống nạn nhân bị giật điện trên cao thì bạn cần có đầy đủ dụng cụ cần thiết để leo lên và đưa nạn nhân xuống. Nếu không có đồ bảo hộ, bạn tuyệt đối không tự ý leo lên cứu người vì tình huống nơi giật điện rất phức tạp, khó xử lý và tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến bạn và nạn nhân. Trong lúc này, bạn nên gọi cho công ty điện lực để yêu cầu được hỗ trợ.
  • Khi bạn đã tách được nguồn điện khỏi cơ thể nạn nhân thì cách sơ cứu người bị điện giật là nên đặt họ nằm xuống đất nhẹ nhàng, tránh bị va đập mạnh. Nếu bạn quá nóng nảy và lỡ tay đặt nạn nhân xuống quá mạnh thì có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng. Do đó, bạn nên dìu hoặc bế nạn nhân cẩn thận, tìm một vị trí sạch sẽ, khô ráo và từ từ đặt họ xuống.
  • Nơi nạn nhân nằm nghỉ không nên tập trung đông người sẽ khiến họ bị khó thở.
  • Bạn hãy gọi ngay cho cấp cứu nếu phát hiện người bị điện giật những triệu chứng sau đây: khó thở, bỏng nặng, lú lẫn, đau cơ và co thắt, co giật, loạn nhịp tim, mất ý thức.
  • Khi phát hiện có người bị điện giật, tốt nhất là bạn nên gọi cấp cứu ngay mà không cần biết tình trạng tổn thương nặng hay nhẹ. Bởi lẽ việc nạn nhân được cấp cứu kịp thời bởi người có chuyên môn vẫn là lựa chọn tốt hơn so với việc chúng ta tự sơ cứu vì chưa nắm rõ cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách.

2. Cách sơ cứu người bị điện giật đúng phương pháp

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường gặp các tai nạn điện giật phổ biến như: chạm vào thiết bị rò rỉ điện, vô ý dùng dao kéo hay dụng cụ để cắt/sửa chữa dây điện chưa tắt nguồn, dùng vật kim loại chọc vào ổ cắm, trẻ em thọc tay vào ổ điện,…

Có những sự cố không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại có những trường hợp để lại hậu quả nặng nề. Chính vì vậy, mỗi người nên chuẩn bị kiến thức về cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách.

2.1. Các bước sơ cứu nạn nhân bị điện giật

Sơ cứu người bị điện giật cần phải thực hiện nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Sau đây là các bước chi tiết bạn nên thực hiện khi phát hiện sự cố giật điện để sơ cứu nạn nhân đúng cách và giảm tỷ lệ tử vong hoặc di chứng để lại.

2.1.1. Ngắt nguồn điện khi phát hiện người bị điện giật

Bạn hãy quan sát thật nhanh khu vực bị rò điện để xác định nguồn điện ở đâu và tắt nó thật nhanh chóng. Nếu nguồn điện được tắt càng sớm thì nạn nhân càng ít bị tổn thương. Ngược lại nguồn điện để quá lâu hoặc không ngắt được điện thì mức độ tổn thương càng nặng, thậm chí dẫn đến nạn nhân bị tử vong.

Ngắt nguồn điện trước là điều cần thiết khi sơ cứu nạn nhân
Ngắt nguồn điện trước là điều cần thiết khi sơ cứu nạn nhân
  • Với trường hợp giật điện do thiết bị rò rỉ, dây điện hở, ổ cắm: Bạn cần rút ngay dây điện ra khỏi ổ cắm. Nếu có quá nhiều dây điện khiến bạn không xác định được đâu là nguồn dây làm nạn nhân giật thì hãy lập tức đóng cầu dao tổng.
  • Với trường hợp giật điện do nguồn điện cao thế: Bạn hãy gọi điện cho ban quản lý điện tại khu vực nhanh chóng tắt nguồn. Trong thời gian chờ đợi nguồn điện tắt bạn không nên cố tách nạn nhân ra khỏi vị trí rò điện vì các tia điện có thể phóng vào người bạn. Nếu thấy chân có cảm giác tê thì hãy nhảy bằng một chân ra càng xa vị trí đó càng tốt.
  • Với trường hợp bị giật điện ở vũng nước: Bạn tuyệt đối không được lao vào cứu nạn nhân ngay mà cần đi tìm và tắt nguồn điện trước. Trong quá trình này bạn phải mang giày, dép, không được đi chân đất.

2.1.2. Cách sơ cứu người bị điện giật bằng cách dùng vật tách nguồn điện

Sau khi nguồn điện đã tắt, bạn sẽ lại gần vị trí sự cố và tìm cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Bạn có thể dùng các vật không dẫn điện như: thanh gỗ dài, ghế nhựa, chai nhựa, chổi cán dài bằng gỗ hoặc nhựa, các vật làm bằng cao su,…

Mặc dù thời điểm này nguồn điện đã đóng và bạn có thể dùng tay mình để tách nạn nhân ra nhưng tốt nhất vẫn nên dùng vật cách điện.

Tìm cách tách nguồn điện khỏi người nạn nhân
Tìm cách tách nguồn điện khỏi người nạn nhân

Trong tình huống nguồn điện không thể ngắt được, bạn phải đảm bảo có mang giày, dép, sau đó dùng đồ vật không truyền điện để cố gắng tách nạn nhân khỏi nguồn điện.

Lúc này, bạn tuyệt đối không được dùng tay trần hay các vật liệu bằng kim loại để chạm vào người nạn nhân. Thay vào đó là dùng các cây dài bằng gỗ hay cao su đẩy nguồn điện ra khỏi người nạn nhân càng xa càng tốt. Cần tránh việc tách nạn nhân bằng kéo lê hay đẩy ngã có thể khiến họ bị chấn thương nặng hơn.

Cần đảm bảo được các yếu tố dụng cụ bảo vệ an toàn điện trong quá trình sơ cứu. Nếu có dây điện rơi vào ô tô thì bạn hãy hướng dẫn người bên trong xe ngồi yên không được động chạm gì.

Tiếp theo bạn cần tìm cách tắt nguồn điện nhanh chóng và có thể gọi người đến hỗ trợ. Với trường hợp điện áp quá cao có thể làm xe bị cháy nổ thì bạn cần cố gắng đưa nạn nhân ra khỏi ô tô càng sớm càng tốt.

2.1.3. Tiến hành sơ cứu ban đầu người bị điện giật

Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện và đưa đến vị trí an toàn, bạn cần áp dụng cách sơ cứu người bị điện giật theo các bước dưới đây:

  • Đặt nạn nhân nằm trên bề mặt phẳng, thoáng khí, tư thế thoải mái với đầu thấp.
  • Lấy khăn, áo phủ lên người, không để nạn nhân bị lạnh.
Đặt nạn nhân bị điện giật tại nơi thoáng khí
Đặt nạn nhân bị điện giật tại nơi thoáng khí
  • Tiến hành kiểm tra mức độ chấn thương. Bạn có thể gọi tên hay trò chuyện với nạn nhân để xem họ còn tỉnh táo không. Nắm rõ kiến thức, cách sơ cứu người bị điện giật, sau đó thực hiện các bước sơ cứu tùy vào tình trạng của nạn nhân.
    • Nếu nạn nhân hôn mê, bạn hãy thực hiện mở đường thở bằng cách nâng cằm và đặt đầu hơi ngửa ra sau. Nếu không mở được đường thở thì kiểm tra miệng của nạn nhân xem có gì bất thường không.
    • Nếu nạn nhân không tự thở và sờ không có mạch thì bạn tiến hành động tác ép tim ngoài lồng ngực hoặc hô hấp nhân tạo.
    • Nếu nạn nhân tỉnh táo và bị bỏng nhẹ thì có thể rửa vết bỏng dưới vòi nước mát.
    • Nếu vết thương của nạn nhân bị chảy máu thì tiến hành cầm máu với băng gạc.
    • Nếu nạn nhân bị tổn thương nặng ngoài phạm vi sơ cứu của bạn thì nhanh chóng gọi cấp cứu và chuyển người bị giật điện đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh những di chứng nặng nề sau này.

2.2. Các trường hợp sơ cấp cứu theo tình trạng của nạn nhân

Bên cạnh việc nhanh chóng tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân, tùy vào tình trạng sức khỏe của người bị giật điện mà chúng ta có cách sơ cứu phù hợp. Cụ thể như sau:

2.2.1. Nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở

Cách sơ cứu người bị điện giật có giấu hiệu ngừng thở, bước đầu tiên bạn đặt nạn nhân tại vị trí bằng phẳng, khô ráo thoáng khí, cho nằm ngửa, nới rộng quần áo, dây thắt lưng của người bệnh. Tiếp theo bạn lấy hết đàm nhớt tắc nghẽn trong miệng nạn nhân ra và thực hiện sơ cứu người bị điện giật bằng các động tác hồi sức tim phổi.

Thực hiện hồi sức tim phổi
Thực hiện hồi sức tim phổi
  • Đặt lòng bàn tay lên ngực nạn nhân tại vị trí ⅓ dưới xương ức. Cánh tay thẳng góc với xương ức và bắt đầu nhồi tim với tần số 60 – 100 lần/phút. Giữa các lần nhồi không được ngừng ép tim quá 10 giây.
  • Độ sâu các động tác nhấn là từ 4 – 6cm.
  • Sau 10 lần ép tim thì thổi không khí sâu mạnh vào miệng nạn nhân 1 lần.
  • Thực hiện liên tục động tác này đến khi nạn nhân thở lại hoặc trong suốt quá trình đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu chuyên sâu.

2.2.2. Nạn nhân bất tỉnh, niêm mạc da hồng, còn mạch rõ

Cách sơ cứu người bị điện giật bị bất tỉnh nhưng niêm mạc da vẫn hồng hào và còn mạch rõ ràng thì bạn thực hiện như sau.

Cách sơ cứu người bị điện giật bị bất tỉnh
Cách sơ cứu người bị điện giật bị bất tỉnh
  • Chuyển nạn nhân đến vị trí bằng phẳng, khô ráo, thoáng khí để nạn nhân nghỉ ngơi và tự hồi tỉnh. Sau đó nhanh chóng chuyển người bị điện giật đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra lại tình trạng sức khỏe và được chăm sóc.
  • Trong quá trình sơ cứu điện giật, bạn phải đảm bảo giữ ấm cho nạn nhân.

2.2.3. Nạn nhân mất tri giác tạm thời

Với những nạn nhân bị mất tri giác tạm thời thì bạn áp dụng cách sơ cứu người bị điện giật như sau.

Cách sơ cứu nạn nhân bị điện giật mất tri giác tạm thời
Cách sơ cứu nạn nhân bị điện giật mất tri giác tạm thời
  • Nếu nạn nhân có thể tự thở tốt, mạch rõ, niêm mạc da hồng thì đưa nạn nhân ra khu vực bằng phẳng, thoáng khí để nghỉ ngơi cho tự tỉnh lại. Sau đó bạn đưa người này đến bệnh viện gần nhất để thăm khám kỹ hơn.
  • Nếu nạn nhân thở yếu, da niêm nhợt nhạt, mạch không rõ thì bạn đặt họ tại vị trí bằng phẳng, thoáng khí, nới rộng thắt lưng và quần áo, lấy sạch chất bẩn trong miệng mũi để thông đường thở. Sau đó bạn gọi cấp cứu để được hỗ trợ hoặc chuyển nạn nhân đến cơ sở cấp cứu gần nhất.

3. Một số điều cần chú ý trong quá trình sơ cứu điện giật

Trong quá trình bạn thực hiện việc sơ cứu người điện giật chỉ cần một sơ sót nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của nạn nhân. Do đó bạn cần ghi nhớ những lưu ý về cách sơ cứu người bị điện giật say đây để thực hiện sơ cứu đúng cách và an toàn nhất.

  • Bạn hãy quan sát lồng ngực của nạn nhân có cử động hay không và ghé tai lại gần miệng hoặc mũi của nạn nhân để lắng nghe tiếng thở. Nếu phát hiện nạn nhân ngừng thở thì tiến thành hà hơi thổi ngạt (hô hấp nhân tạo). Còn trường hợp nạn nhân bị ngưng tim ngưng thở thì thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) tức là kết hợp ép tim ngoài lồng ngực xen kẽ với hà hơi thổi ngạt.
  • Bạn cần lưu ý cách ép tim và hô hấp nhân tạo cho trẻ em sẽ khác với người lớn.
    • Nếu trẻ bị điện giật, không tự thở được bạn hãy áp miệng trùm lên cả mũi, miệng của bé hoặc áp miệng vào mũi và đóng miệng bé lại. Sau đó hà hơi thổi ngạt cho lồng ngực trẻ căng phồng lên.
    • Cách hồi sức tim phổi cho trẻ em thì bạn có thể thực hiện nhanh và nhiều lần hơn người lớn. Bạn đặt 2 ngón tay lên phần ngực của trẻ tại vị trí đường ngang nối 2 núm vú. Tay còn lại đặt lên trán của trẻ và ấn một lực sâu khoảng ⅓ – ½ ngực trẻ (30 lần) kết hợp hà hơi thổi ngạt (2 hơi). Lặp lại tương tự các hành động này trong vòng 2 phút.
Luôn giữ ấm cơ thể cho người bị điện giật
Luôn giữ ấm cơ thể cho người bị điện giật
  • Không được cạo gió, đổ nước lên người hay thoa dầu cho nạn nhân.
  • Luôn giữ ấm cơ thể cho nạn nhân, nếu có vết thương do bỏng thì dùng vải sạch hoặc băng gạc phủ lên bề mặt.
  • Tuy việc sơ cứu điện giật kịp thời rất quan trọng nhưng bạn nên ưu tiên gọi cấp cứu ngay sau khi tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Hoặc khi thấy có người bị điện giật bạn hãy gọi ngay cho cấp cứu. Bởi lẽ nhân viên y tế sẽ có đủ chuyên môn để cấp cứu cho nạn nhân tốt hơn bạn. Vì vậy, việc gọi cấp cứu càng sớm càng tăng tỷ lệ cứu sống nạn nhân cũng như giảm các di chứng sau này.

4. Cách phòng ngừa tai nạn điện giật

Trong xã hội hiện đại, điện là nguồn năng lượng thiết yếu phục vụ cho mọi hoạt động hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên bạn cần nắm bắt được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, cách sử dụng điện chính xác, an toàn để phòng ngừa những tai nạn không đáng có do điện. Cụ thể như sau:

  • Không dùng các loại dây điện, thiết bị điện đã hư hỏng hay bị lỗi.
  • Không nên dùng cùng lúc nhiều thiết bị trên một ổ cắm.
  • Không sử dụng các thiết bị điện ở nơi ẩm ướt, có nước đọng.
Không sử dụng các thiết bị điện có dấu hiệu hư hỏng, bị lỗi
Không sử dụng các thiết bị điện có dấu hiệu hư hỏng, bị lỗi
  • Không để tay ướt khi chạm vào thiết bị điện.
  • Rút phích cắm ra khỏi ổ điện theo đúng hướng dẫn an toàn của nhà sản xuất.
  • Trước khi thay đèn hoặc các thiết bị điện phải tắt nguồn điện trước.
  • Trong trường hợp phát hiện có thiết bị điện bị cháy thì tuyệt đối không dập lửa bằng nước.
  • Không nên sử dụng các thiết bị điện không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.

Như vậy Bảo vệ Ngày và Đêm đã hướng dẫn chi tiết cho bạn cách sơ cứu người bị điện giật đúng chuẩn và an toàn nhất. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ trang bị được thêm những kiến thức bổ ích để thực hiện đúng khi gặp tai nạn giật điện.

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 1

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.