Nhân viên bảo vệ tự ý bỏ việc, bếu xấu công ty có thể bị kiện

Bảo vệ Ngày & Đêm là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp uy tín trên thị trường bảo vệ trong cả nước.

Bảo vệ Ngày & Đêm hiện có hơn 5.000 cán bộ nhân viên làm việc tại 26 chi nhánh và văn phòng đại diện, đáp ứng nhu cầu về an ninh khu vực, an toàn nhà máy cho hàng nghìn khách hàng trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Gần đây có trường hợp tự ý bỏ việc, đã đến văn phòng công ty la hét, gào thét và quay lại clip rồi tung lên mạng xã hội, kêu gọi cộng đồng bêu xấu doanh nghiệp. Để hiểu rõ về trách nhiệm pháp luật đối với hành vi này, Bảo vệ Ngày & Đêm giới thiệu đến mọi người để tham khảo.

Điều 122 Bộ luật hình sự quy định “Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.

Nội dung bêu xấu công ty của người bỏ việc đăng trên mạng xã hội

Hành vi đưa thông tin không đúng sự thật về một tổ chức trên trang facebook của mình, trang mạng xã hội có tính chất kết nối, truyền thông tin rộng rãi trên toàn cầu, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức. Người thực hiện hành vi này biết rõ những thông tin mà mình loan truyền là sai sự thật mà vẫn thực hiện thì lỗi được xác định là lỗi cố ý. Do vậy, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vu khống theo Điều 122 BLHS.

Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến uy tín, lợi ích của tổ chức. Tổ chức bị đưa tin sai sự thật có quyền yêu cầu người đưa thông tin chấm dứt hành vi đăng tin sai sự thật, yêu cầu xin lỗi, cải chính thông tin, bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Video clip bêu xấu Bảo vệ Ngày & Đêm cũng bị tung lên youtube

Bên cạnh đó, hành vi đưa thông tin sai sự thật lên MXH, bôi nhọ doanh nghiệp còn có thể vi phạm Nghị định số 174/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Tổ chức, cá nhân bị đưa thông tin sai sự thật có thể trình báo với cơ quan Công an để tiến hành điều tra, xác minh sự việc và nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án hình sự. Tổ chức, cá nhân cũng có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người đăng thông tin sai sự thật chấm dứt hành vi đăng tin sai sự thật, bồi thường thiệt hại, cải chính thông tin.

Sẽ bị xử lý nghiêm

Việt Nam hiện có 30 triệu người dùng facebook, chưa kể các MXH khác, nên việc quản lý các thông tin trên MXH là rất khó khăn. Năm 2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT nhằm đẩy mạnh hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và MXH. Điểm mới tại Thông tư là trang tin điện tử tổng hợp và MXH phải có cơ chế loại bỏ nội dung vi phạm. Đối với MXH, phải có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Như vậy, theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bị dưa thông tin sai sự thật có quyền yêu cầu đơn vị chủ quản các MXH loại bỏ thông tin sai phạm.

Người bỏ việc tích cực tuyên truyền bêu xấu doanh nghiệp

Trên thực tế, đối với những vụ việc nghiêm trọng, cơ quan Công an sẽ vào cuộc điều tra, xác minh. Với các phương tiện hiện đại và nghiệp vụ chuyên sâu, việc tìm ra thủ phạm đưa thông tin sai sự thật lên MXH là hoàn toàn có thể.

Công dân có quyền tự do ngôn luận qua các việc đưa thông tin lên MXH nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. Việc lợi dụng tự do ngôn luận, tự do trên mạng để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hiện nay cần phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

 

 

 

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.