Quy định về lối thoát hiểm mà bảo vệ tòa nhà cần biết khi xảy ra cháy

Lối thoát hiểm là đường thoát nạn giúp mọi người rời khỏi tòa nhà khi phát sinh sự cố nguy hiểm xảy ra. Bên cạnh đó, lối thoát hiểm khẩn cấp có thể là sự kết hợp của lối ra vào thông thường cùng với lối ra đặc biệt giúp mọi người sơ tán khỏi tòa nhà nhanh hơn. Ngoài ra, nó cũng có thể được sử dụng như một tuyến đường thay thế trong trường hợp cửa ra vào thông thường bị chặn lại.

Hiện nay các đô thị có mật độ dân cư sinh sống ngày càng cao kéo theo tần suất những vụ cháy cũng ngày càng tăng theo. Chính vì vậy quy định về lối thoát hiểm trong phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu những thiệt hại về người và của khi phát sinh cháy.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, mời bạn theo dõi bài viết của Bảo vệ Ngày và Đêm nhé.

Các tòa nhà hiện nay cần phải trang bị lối thoát hiểm
Các tòa nhà hiện nay cần phải trang bị lối thoát hiểm

1. Vai trò của lối thoát hiểm trong PCCC

Lối thoát hiểm sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc bảo vệ tính mạng của người dân khi có sự cố cháy nổ xảy ra, cụ thể như sau:

  • Lối thoát hiểm được thiết kế để dự phòng những trường hợp rủi ro như cháy nổ, hỏa hoạn bên trong tòa nhà thì con người có thể di chuyển theo lối đi này và tìm được lối thoát ra bên ngoài.
  • Lối thoát hiểm, thoát nạn còn đóng vai trò đảm bảo an toàn về người và tài sản khi phát sinh sự cố. Bởi lẽ nếu không có chúng thì dân cư sống trong tòa nhà sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đường ra, thậm chí đe dọa đến tính mạng và chịu thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.
Lối thoát hiểm có vai trò quan trọng trong tòa nhà
Lối thoát hiểm có vai trò quan trọng trong tòa nhà
  • Tại các chung cư, tòa nhà cao tầng nếu có cháy nổ xảy ra thì mọi người thường bị hoảng loạn và tìm mọi cách thoát ra ngoài khiến cho thang máy quá tải. Đôi khi vì sự cố khiến điện bị ngắt và thang máy không thể hoạt động hoặc có khói độc tràn vào thang máy rất nguy hiểm. Lối thoát hiểm là lối đi an toàn, hữu dụng nhất.

2. Quy định về lối thoát hiểm tòa nhà trong PCCC

Quy định về lối thoát hiểm tòa nhà trong phòng cháy chữa cháy là phải được lắp đặt ở vị trí dễ thấy; vị trí dễ dàng sơ tán; được quản lý và bảo trì thường xuyên. Cụ thể, tại mục 3.2.8 của Thông tư 02/2021/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình có quy định về lối thoát hiểm, thoát nạn như sau:

Nếu tòa nhà có từ 2 lối thoát hiểm trở lên thì phải bố trí chúng phân toán. Ngoài ra khi tính toán khả năng thoát nạn từ các lối ra phải giả thiết trường hợp đám cháy đã ngăn cản không cho con người đi ra từ một trong các lối ra này. Các lối thoát hiểm còn lại phải đảm bảo khả năng thoát nạn cho tất cả người sống trong phòng, tầng trên hoặc trong tòa nhà đó.

Trường hợp một gian phòng, một tầng hoặc một phần nhà cần phải có từ 2 lối thoát nạn trở lên thì một trong số đó phải bố trí phân tán nhau, và cách một khoảng kích thước bằng hoặc lớn hơn nửa chiều dài đường chéo lớn nhất của mặt bằng gian phòng, tầng nhà hoặc phần nhà đó.

Nếu tòa nhà có trang bị hệ thống chữa cháy tự động thì khoảng cách giữa hai lối thoát hiểm có thể giảm xuống còn ⅓ chiều dài đường chéo lớn nhất của mặt bằng.

Nếu có 2 buồng thang thoát nạn nối với nhau thông qua một hành lang trong thì khoảng cách giữa hai lối ra này được tính bằng cách đo dọc đường di chuyển theo hành lang đó.

Quy định lối thoát hiểm phải có kích thước như sau:

  • Chiều cao thông thủy tối thiểu từ 1.9m
  • Chiều rộng thông thủy tối thiểu từ 1.2m: đối với gian phòng nhóm F1.1 khi số người thoát nạn từ 15 người trở lên hoặc đối với các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác có số người thoát nạn từ 50 người trở lên.
  • Chiều rộng thông thủy tối thiểu từ 0.8m: đối với các trường hợp nhà ở còn lại. Với mọi trường hợp, khi xác định chiều rộng của lối thoát hiểm phải cân nhắc đến dạng hình học của đường thoát nạn qua cửa để đảm bảo trường hợp vận chuyển các cáng y tế tải người bị thương đi qua sẽ không bị cản trở.

Ngoài ra, khi xây dựng lối thoát hiểm cho tòa nhà, bạn cần chú ý thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:

  • Lối đi thoát hiểm phải được đặt ở vị trí dễ tiếp cận và dễ nhìn thấy như gần cửa ra vào, cửa sổ, cầu thang bộ,… Ngoài ra, trên cửa thoát nạn nên trang bị thanh chặn, khóa an toàn hay tay cầm để con người có thể mở cửa thuận tiện khi cần thiết.
  • Lối thoát hiểm phải đặt ở vị trí cố định và phải có vị trí hoặc khu vực có thể đưa người thoát ra ngoài trong tình huống nguy cấp.
    Lối thoát hiểm cần phải đặt dưới sự kiểm soát của con người để khi có bất cứ rủi ro nào phát sinh thì con người có thể di chuyển theo nó. Tóm lại, lối thoát hiểm phải được kiểm soát phía trong tòa nhà.
  • Lối thoát hiểm phải được quản lý tốt và bảo trì thường xuyên để đảm bảo có thể sử dụng bất cứ khi nào có tình huống xấu phát sinh.
Lối thoát hiểm phải dễ tiếp cận và nhìn thấy được
Lối thoát hiểm phải dễ tiếp cận và nhìn thấy được

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ NGÀY & ĐÊM

  • SĐT: (028) 225 35 426/ 225 35 427
  • Fax: (028) 22 53 64 26
  • Email: nds.hcm@nightdaysecurity.com
  • Website: baovengayvadem.com | nightdaysecurity.com
  • Địa chỉ: Số 7 Đường 7, Khu phố 5, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.