Tại nạn lao động là gì? Phân loại, thời gian và nội dung khai báo

Tai nạn lao động được xem một một sự cố không mong muốn trong quá trình lao động? Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng cũng như sức khỏe của người lao động. Trong bài viết này, Bảo vệ Ngày và Đêm sẽ chia sẻ toàn bộ những nội dung liên quan về tai nạn lao động, hy vọng các bạn đừng bỏ qua nhé!

Một số thông tin quan trọng về tai nạn lao động mà bạn cần biết
Một số thông tin quan trọng về tai nạn lao động mà bạn cần biết

1. Tai nạn lao động là gì?

Tai nạn lao động là một sự cố rủi ro, không mong muốn trong quá trình làm việc, điều này gây ra nhiều thiệt hại lớn về mặt sức khỏe và tính mạng của người lao động.

Đặc biệt, tai nạn lao động cũng được xem là nội dung không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.

Tai nạn lao động
Tai nạn lao động

Tại Việt Nam, tai nạn lao động được xem xét trong những trường hợp sau:

  • Tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc hoặc tại nơi làm việc.
  • Tai nạn xảy ra sau giờ làm việc hoặc ngoài nơi làm việc khi đang thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
  • Tai nạn xảy ra ngay trên đường đi từ nơi ở cho đến nơi làm việc của người lao động.

Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động phần lớn là do vấn đề an toàn lao động không được đảm bảo tốt hoặc do một số nguồn nguy hiểm khác trong quá trình sản xuất gây ra. Hậu quả là người lao động có thể bị suy giảm khả năng lao động hoặc nặng nhất là tử vong.

Do đó, người sử dụng lao động luôn cần phải có trách nhiệm ngăn ngừa, bồi thường khi người lao động cần chi phí cấp cứu, điều trị. Đồng thời, Người lao động khi gặp tình trạng này cũng sẽ được hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định pháp luật.

>>> Xem thêm: Kỹ năng thoát hiểm cần biết khi bị kẹt thang máy!

2. Phân loại các dạng tai nạn lao động 

2.1. Tai nạn lao động gây ra chết người

Tai nạn lao động gây chết người là loại tai nạn mà người lao động chết thuộc vào một trong những trường hợp cụ thể dưới đây:

  • Chết trực tiếp tại nơi xảy ra tai nạn
  • Chết trực tiếp ngay trên đường đi cấp cứu hoặc trong khoảng thời gian cấp cứu;
  • Chết trong khoảng thời gian điều trị hoặc chết do vết thương tai nạn lao động tái phát theo kết luận biên bản giám định pháp y.
  • Đối với trường hợp mất tích, người lao động sẽ được Tòa án kết luận và tuyên bố là đã chết.
Tai nạn lao động làm chết người
Tai nạn lao động làm chết người

2.2. Tai nạn khiến người lao động bị thương nặng

Tai nạn lao động khiến người lao động bị thương nặng là loại tai nạn gây ra cho người lao động một số chấn thương nghiêm trọng và được quy định tại Phụ lục II ban hành, kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Tại một số điểm nguy hiểm cần có biển báo an toàn lao động giúp người lao động có thể nhìn thấy và tránh các nguy cơ, rủi ro trong quá trình làm việc.

Tai nạn làm người lao động bị thương nặng
Tai nạn làm người lao động bị thương nặng

2.3. Tai nạn khiến người lao động bị thương nhẹ

Tai nạn lao động khiến người lao động bị thương nhẹ là loại tai nạn không thuộc vào 2 trường hợp liên quan đến chết người và tai nạn lao động nặng.

Tai nạn lao động khiến người lao động bị thương nhẹ
Tai nạn lao động khiến người lao động bị thương nhẹ

>>> Xem thêm: Sơ cứu gãy xương trong tai nạn lao động và một số trường hợp khác!

3. Khai báo tai nạn lao động thời gian nào? Nội dung khai báo là gì?

Tại thời điểm xảy ra tình huống người lao động bị thương nặng (từ 02 người trở lên) hoặc xảy ra tai nạn lao động chết người, thì người sử dụng lao động cần phải khai báo ngay lập tức theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 34 Luật an toàn vệ sinh lao động, cụ thể như sau:

  • Khai báo nhanh nhất bằng cách (trực tiếp hoặc gọi điện thoại, fax, thư điện tử, công điện) với Thanh tra của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; nếu trong trường hợp tai nạn làm chết người thì phải báo ngay cho phía cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương gọi tắt là Công an cấp huyện).
  • Nội dung khai báo bắt buộc phải theo mẫu quy định tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
  • Khi nhận được thông tin người lao động bị thương nặng (từ 02 người trở lên) hoặc xảy ra tai nạn lao động chết người trong những lĩnh vực liên quan đến khai thác dầu khí, thăm dò, phóng xạ, phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy, đường hàng không và các đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 34 của Luật an toàn vệ sinh lao động.

Bên cạnh công việc thực hiện khai báo theo đúng quy định của luật chuyên ngành thì người sử dụng lao động cần phải khai báo thêm những điều sau đây:

  • Khai báo nhanh nhất bằng cách (trực tiếp hoặc gọi điện thoại, fax, thư điện tử, công điện) với Thanh tra của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn hoặc với Bộ quản lý lĩnh vực đó dựa theo thẩm quyền được quy định tại Khoản 2 Điều 21 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP. Trừ những trường hợp luật chuyên ngành có thêm một số quy định khác; trường hợp gây tai nạn làm chết người thì người sử dụng lao động cũng cần phải đồng thời báo ngay cho phía Công an cấp huyện.
  • Nội dung khai báo dựa theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Đối với trường hợp người lao động đang làm việc nhưng không có hợp đồng lao động, khi xảy ra tai nạn lao động thì việc khai báo sẽ dựa trên quy định tại điểm d khoản 1 điều 34 Luật an toàn vệ sinh lao động, cụ thể như sau:

  • Ngay sau khi biết được người lao động bị thương nặng hoặc chết do tai nạn lao động, phía gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện ra tai nạn cần phải có trách nhiệm khai báo nhanh chóng với cơ quan Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động.
  • Khi nhận được thông tin, người lao động bị thương nặng ( 2 người trở lên) hoặc xảy ra tai nạn lao động gây chết người thì cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo cáo nhanh nhất có thể, bằng mọi cách (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, thư điện tử, công điện,) với phía Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Công an cấp huyện theo mẫu dựa trên quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động

Khi người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm như sau:

  • Nhanh chóng sơ cứu ban đầu ngay cho người lao động bị tai nạn lao động và người sử dụng lao động cần phải tạm ứng những chi phí cấp cứu và điều trị tại bệnh viện cho người lao động.
  • Cụ thể về những khoản chi phí y tế cấp cứu cho đến khi người lao động ã điều trị ổn định như sau:
  • Thanh toán toàn bộ chi phí không thuộc danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với đối tượng là người lao động.
  • Đối với đối tượng lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới  5% thì sẽ được chi trả tiền khám giám định mức tại cơ quan Hội đồng giám định y khoa.
  • Thanh toán tất cả chi phí điều trị cho người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ trả đầy đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp khi họ buộc phải nghỉ xin phép nghỉ việc để điều trị và phục hồi chức năng lao động.

Mức bồi thường cho người lao động như sau:

  • Người lao động sẽ được hưởng ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu kết quả giám định cho thấy mức độ suy giảm từ 5% – 10% khả năng lao động; sau đó cứ mỗi 1% được tính thêm 4 tháng tiền nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% –  80%.
  • Người lao động sẽ được hưởng ít nhất 30 tháng tiền lương trong trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động mà lỗi do chính bản thân họ gây ra thì sẽ được nhận khoản trợ cấp tối thiểu 40%.

Người sử dụng lao động buộc phải đưa người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến thực hiện giám định y khoa giúp xác định mức độ suy giảm khả năng lao động.

Thường xuyên thăm hỏi, trợ cấp, chăm sóc và bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (ít nhất 5 ngày), kể từ khi nhận kết luận về mức suy giảm khả năng lao động từ phía Hội đồng giám định y khoa hoặc kể từ ngày cơ quan Đoàn điều tra tai nạn lao động lập biên bản tai nạn lao động đối với những trường hợp tai nạn lao động gây chết người.

Sắp xếp và phân công việc sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của người lao động sau khi điều trị và phục hồi chức năng nếu như vẫn còn có khả năng tiếp tục làm việc.

Lập hồ sơ chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Chi trả tiền lương cho người lao động do bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ dựa theo quy định luật lao động tại các khoản 3, 4 và 5 (bao gồm mức lương, phụ cấp và những khoản bổ sung khác).

Như vậy, Bảo vệ Ngày và Đêm vừa cung cấp chi tiết về những nội dung liên quan đến tai nạn lao động. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề này thì bạn có trao đổi thêm với chúng tôi qua thông tin liên lạc phía dưới nhé!

Thông tin liên lạc:

  • SĐT: (028) 225 35 426/225 35 427
  • Fax: (028) 22 53 64 26
  • Email: nds.hcm@nightdaysecurity.com
  • Website: https://baovengayvadem.com/
  • Địa chỉ: Số 7 Đường 7, Khu phố 5, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM.

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.