Bên cạnh sự phát triển về kinh tế – văn hóa của xã hội, các tệ nạn như trộm cắp, cướp giật, tệ nạn cũng có xu hướng ngày càng tăng cao. Trong bối cảnh đó, mỗi cá nhân nên có ý thức tự phòng vệ cho mình bằng cách sở hữu các dụng cụ tự vệ hợp pháp. Bài viết sau đây Bảo vệ Ngày và Đêm sẽ giới thiệu đến bạn top 6 món đồ tự vệ hợp pháp mà bạn có thể mang theo bên người hoặc trang bị trong nhà của mình.


Nội dung bài viết
1. Tự vệ chính đáng là gì? Dụng cụ tự vệ hợp pháp là gì?
Trước khi tìm mua các dụng cụ tự vệ, bạn cần phải làm rõ được khái niệm tự vệ chính đáng là gì cũng như tìm hiểu chi tiết về các loại dụng cụ tự vệ hợp pháp được phép sử dụng tại nước ta.
1.1. Tự vệ chính đáng là gì?
Tự vệ chính đáng là hành động chống trả, đối phó lại những đối tượng xấu đang có ý định hay đang thực hiện hành vi xâm hại, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hay tài sản sản của bạn và những người xung quanh.


1.2. Dụng cụ tự vệ hợp pháp là gì?
Dụng cụ tự vệ chính đáng là những thiết bị, dụng cụ, món đồ nằm trong danh sách được pháp luật cho phép sử dụng và không thuộc danh sách vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc bị cấm tàng trữ, sử dụng, mua bán. Theo đó, dụng cụ tự vệ hợp pháp có thể là đèn pin tự vệ, gậy bóng chày, móc khóa, còi báo hiệu,…
Đồ tự vệ hợp pháp có tác dụng bảo vệ sự an toàn của bản thân nhưng không gây ra những sát thương cao, không làm ảnh hưởng xấu đến tính mạng của kẻ gian. Chúng được sử dụng với mục đích gây cản trở hoặc khống chế hành động của đối phương để bạn có thêm thời gian chạy trốn, bảo toàn tính mạng.


Dụng cụ phòng thân chính là những món đồ, dụng cụ, thiết bị có thể mang theo bên người để phòng thân, tự vệ cá nhân, bảo vệ sự an toàn cho bản thân và người xung quanh mình trước những tình huống nguy hiểm hoặc đối phó với những đối tượng thực hiện hành vi xấu, gây hại đến bạn.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi sử dụng những món đồ tự vệ vì Việt Nam là đất nước có các quy định nghiêm ngặt về sử dụng, sở hữu vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ,…
Nếu dụng cụ phòng thân bạn sử dụng không thuộc danh mục thiết bị được pháp luật cho phép thì hành vi sở hữu dụng cụ này sẽ bị xem là tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí và bạn phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng quy định cá nhân có thể trang bị, mang theo và sử dụng một số loại dụng cụ tự vệ để đối phó, ngăn chặn các đối tượng có hành vi xấu. Nhưng các dụng cụ này phải có trong danh sách dụng cụ tự vệ hợp pháp, không bị cấm, không gây ra sát thương cao hoặc làm nguy hiểm đến tính mạng người khác.
2.Top 6 Dụng cụ tự vệ chính đáng được phép sử dụng ở Việt Nam
Sau khi đã hiểu rõ như thế nào là tự vệ chính đáng, nếu bạn đang có nhu cầu tự trang bị những đồ tự vệ hợp pháp thì có thể tham khảo danh sách dưới đây.
2.1. Tự vệ bằng đèn pin – Dụng cụ hợp pháp dễ mang theo
Thông thường, đèn pin sẽ được biết đến như một thiết bị chiếu sáng. Tuy nhiên đây lại là dụng cụ tự vệ rất hiệu quả, an toàn và tiện lợi để bạn mang theo bên người phòng thân, đồng thời vẫn đáp ứng được nhu cầu chiếu sáng hoặc làm tín hiệu cảnh báo khi cần thiết,…


Khi mua đèn pin dùng để tự vệ bạn nên chọn loại sản phẩm có chùm sáng mạnh, cường độ chiếu sáng cao. Ngoài ra đèn phải có thiết kế gọn gàng dễ cầm nắm, phần thân đèn chắc chắn, bền bỉ.
Khi gặp tình huống nguy hiểm, bạn có thể chiếu đèn để khiến đối tượng xấu bị lóa mặt, hạn chế tầm nhìn giúp bạn có thêm thời gian để ứng phó hoặc chạy trốn.
2.2. Thiết bị báo động cá nhân phát âm thanh lớn
Đây là loại thiết bị thường có kích thước nhỏ gọn, thuận tiện để mang theo bên người mọi lúc mọi nơi và có khả năng phát ra âm thanh rất lớn.
Khi bạn cảm thấy bị theo dõi hoặc có kẻ xấu tiếp cận thì chỉ cần bật nút điều khiển để thiết bị hoạt động tạo ra tiếng động lớn hay âm thanh chói tai. Từ đó làm kẻ xấu bị bất ngờ để bạn có cơ hội ứng phó đồng thời gây sự chú ý đến những người xung quanh biết và giúp đỡ bạn.


2.3. Còi báo động – Gây âm thanh tác động
Tương tự như thiết bị phát âm thanh, còi báo động cũng có thể tạo ra tiếng kêu to và vang làm đối tượng xấu bị giật mình, gây hoang mang và sợ hãi.
Ngoài ra, tiếng còi sẽ làm mọi người ở khu vực lân cận chú ý đến tình hình của bạn và giúp đỡ kịp thời. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi sử dụng còi ở nơi hoang vắng neo người. Bởi lẽ âm thanh của còi sẽ không phát huy được tác dụng cầu cứu như mong đợi mà còn làm kẻ xấu biết được hướng chạy trốn của bạn.


2.4. Tự vệ với móc khóa dao mini có lưỡi dao 6cm
Đây là một món đồ tự vệ hợp pháp có thiết kế gồm một đầu là móc khóa và đầu còn lại là lưỡi dao dài 6cm có thể gấp lại được vào phần thân.
Trong trạng thái bình thường, bạn sẽ dùng nó một công cụ gắn vào chìa khóa để đánh dấu, tránh làm mất chìa. Khi gặp nguy hiểm, bạn có thể bấm nút để bật lưỡi dao ra với mục đích trấn áp, đe dọa đối tượng xấu. Đây cũng là dụng cụ được sử dụng một trong những cách tự vệ khi bị tấn công.


Một số người thắc mắc rằng móc khóa dao mini có lưỡi dao 6cm liệu có bị xem là vũ khí hay không. Thực tế thì theo Điều 5, Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm là:
“Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo”
Đồng thời tại Điều 3, bộ Luật trên cũng quy định:
“Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu”.
Như vậy, từ những điều luật trên thì bạn có thể sử dụng móc khóa dao mini có lưỡi dao 6cm làm dụng cụ phòng thân cá nhân và điều này hoàn toàn hợp pháp.
2.5. Móc khóa tự vệ – Dụng cụ tự vệ hợp pháp nhỏ gọn
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại móc khóa tự vệ đa dạng về màu sắc, thiết kế với kích thước nhỏ gọn, thuận tiện để mang theo bên mình. Loại sản phẩm này vừa có thể dùng như một loại móc khóa thông thường vừa để tự vệ rất hiệu quả nên được nhiều người quan tâm và sử dụng.


Bạn có thể tìm mua các loại móc khóa tự vệ làm bằng chất liệu nhựa hoặc kim loại, được thiết kế theo hình dạng dài từ 10 – 15 cm và chọn màu sắc mà bạn yêu thích.
Khi bị kẻ xấu tấn công, bạn chỉ cần chĩa mũi nhọn của móc khóa về hướng đối tượng để đối tượng bị đau tức thì, mất cảnh giác và tạo cơ hội cho bạn chạy trốn, kêu cứu,…
2.6. Tự vệ chính đáng bằng bao tay Boxing
Bao tay Boxing là dụng cụ hỗ trợ được sử dụng phổ biến trong việc vận động, tập luyện thi đấu boxing. Vì vậy chúng cũng được xem là dụng cụ tự vệ hợp pháp vì không gây nguy hiểm đến tính mạng khi tác động tấn công đối phương.


Được làm bằng chất liệu da bọc lõi thép, bạn sẽ tung những cú đấm mạnh mẽ để khiến đối tượng xấu gục ngã, từ đó tìm cơ hội chạy trốn hoặc cầu cú… Với chức năng tương tự, gậy bóng chày cũng sẽ là một món đồ tự vệ hợp pháp mà bạn có thể sử dụng để phòng vệ chính đáng.
3. Dụng cụ tự vệ luật pháp nghiêm cấm sử dụng
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 thì các đối tượng sau đây sẽ được phép sử dụng vũ khí thô sơ:
- Quân đội nhân dân
- Cảnh sát biển
- Công an nhân dân
- Dân quân tự vệ
- Kiểm lâm, Kiểm ngư
- Cơ yếu
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu tại Hải quan
- An ninh hàng không
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
- Câu lạc bộ, cơ sở huấn luyện, đào tạo thể thao có giấy phép hoạt động
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 thì các đối tượng sau đây sẽ được phép trang bị công cụ hỗ trợ:
- Quân đội nhân dân
- Cảnh sát biển
- Công an nhân dân
- Dân quân tự vệ
- Kiểm lâm, Kiểm ngư, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản
- Cơ yếu
- Cơ quan thi hành án dân sự
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu tại Hải quan
- An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải
- Đội kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường
- Câu lạc bộ, cơ sở huấn luyện, đào tạo thể thao có giấy phép hoạt động
- Ban Bảo vệ dân phố
- Cơ sở cai nghiện ma túy
- Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quyết định căn cứ theo tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ.
Ngay sau đây là một số dụng cụ tự vệ không nằm trong danh mục được phép tự ý sử dụng của pháp luật.
3.1. Gậy Baton
Gậy Baton hay còn được biết đến với tên gọi dùi cui kim loại, gậy dũ là một món đồ có công dụng tương tự như gậy đánh đánh bóng chày và dùng để tự vệ, tấn công khi cần thiết. Ngày nay bạn dễ dàng tìm thấy dụng cụ này trên các trang mua bán thương mại điện tử hoặc ở các cửa hàng.


Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam đã quy định gậy Baton thuộc danh sách các công cụ hỗ trợ nên chỉ có các đối tượng được đề cập tại Điều 55 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 mới được phép sử dụng. Còn nếu bạn là người dân thông thường thì không được tự ý trang bị và sử dụng.
3.2. Dùi Cui điện, dụng cụ chích điện
Dùi cui điện, dụng cụ chích điện thường được các chị em phụ nữ ưa chuộng, trang bị bên mình vì chúng có kích thước nhỏ, rất dễ cho vào ba lô, túi xách. Ngoài ra chúng các loại dụng cụ này cũng có hiệu lực mạnh mẽ làm đối tượng xấu bị đau đớn, ngất xỉu, mất khả năng phản kháng, từ đó có nhiều thời gian để bỏ trốn hơn.


Tuy nhiên, tương tự như gậy Baton, chúng cũng được liệt vào danh sách công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Do đó người dân không được tự ý sử dụng các dụng cụ này.
3.3. Dao
Dao là một vật dụng hết sức quen thuộc với mỗi người khi được sử dụng trong căn bếp để hỗ trợ cho việc nấu nướng. Bên cạnh đó, dao cũng là một công cụ có đặc điểm sắc bén, dễ gây nguy hiểm hay để lại thương tích cho người khác nếu không được sử dụng đúng mục đích.


Đặc biệt là với các loại dao găm, dao rựa đã được pháp luật Việt Nam liệt vào danh sách nhóm vũ khí thô sơ. Vì vậy nếu bạn cố tình mua bán, vận chuyển, tàng trữ,… các công cụ này sẽ bị kết tội tàng trữ, vận chuyển, sử dụng vũ khí trái phép và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.
3.4. Côn nhị khúc các loại
Côn nhị khúc là một loại vũ khí bằng gỗ hoặc kim loại mà bạn thường thấy trong các màn thi đấu, trình diễn võ thuật hoặc phim ảnh võ thuật. Nhưng tại nước ta, côn nhị khúc bằng kim loại được xếp vào danh sách vũ khí thô sơ nên cá nhân không được tự ý mua bán, tàng trữ hay sử dụng.


Nếu bạn vẫn muốn sử dụng công cụ này nhằm mục đích tự vệ thì có thể tìm ma những sản phẩm làm từ chất liệu cao su hoặc mút xốp, nhựa dẻo có lực sát thương kém hơn nhưng vẫn làm đối tượng xấu bị bất ngờ, giúp bạn có nhiều cơ hội để chạy trốn, thoát thân.
3.5. Bình xịt hơi cay
Bình xịt hơi cay là một dụng cụ rất quen thuộc trong những bộ phim ảnh nước ngoài. Chúng có khả năng xịt ra các loại dung dịch như nước ớt, nước tiêu hoặc dung dịch hóa học làm cay mắt đối tượng, khiến chúng mất tầm nhìn và khả năng kháng cự.


Tuy nhiên, tại Việt Nam bình xịt hơi cay được xếp vào danh sách công cụ hỗ trợ có thể gây thương tích nên chỉ có những nhóm đối tượng nhất định mới được phép sử dụng. Mọi cá nhân là người dân thông thường không được tự ý trang bị và sử dụng loại dụng cụ này.
Như vậy, Bảo vệ Ngày và Đêm đã giới thiệu đến bạn top các dụng cụ tự vệ hợp pháp được pháp luật Việt Nam cho phép sử dụng trong những trường hợp cần thiết. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tự trang bị được loại dụng cụ chính xác để có thể bảo vệ tốt cho bản thân và mọi người xung quanh.