Các bước sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật bạn nên biết

Gãy xương được xem là một tai nạn nguyên nhân do bị một lực bên ngoài tác động mạnh. Nếu như không biết cách tiến hành sơ cứu gãy xương kịp thời thì nạn nhân có thể đối diện với những biến chứng nguy hiểm hoặc nghiêm trọng nhất là dẫn đến tử vong. Nếu bạn vẫn chưa biết cách sơ cứu sao cho đúng cách thì cùng xem bài viết nhé!

Một số cách sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật mà bạn cần biết
Một số cách sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật mà bạn cần biết

1. Các bước thực hiện sơ cứu gãy xương

Tiến hành phương pháp sơ cứu gãy xương:

  • Tiến hành cầm máu, sử dụng băng gạc vô trùng hoặc vải sạch để băng ép vết thương.
  • Giữ vùng vết thương ở một vị trí cố định, nẹp phần trên và dưới vị trí vết thương gãy.
  • Chườm vết thương gián tiếp bằng đá lạnh bọc trong mảnh khăn hoặc vải nhằm giảm sưng, giảm đau.
  • Nếu nạn nhân ngất, khó thở bằng cách đặt nạn nhân nằm yên trên một mặt phẳng.

1.1. Sơ cứu gãy xương tay

1.1.1. Sơ cứu khi gãy xương cẳng tay

Xương cẳng tay là phần tay được tính từ 2cm dưới nếp khuỷu đến 5cm phía trên nếp cổ tay. Hãy thực hiện các bước sơ cứu gãy xương cẳng tay dưới đây nhé!

Cách sơ cứu khi gãy xương cẳng tay
Cách sơ cứu khi gãy xương cẳng tay
  • Bước 1: Cố định phần cẳng tay bị gãy vào sát thân người sao cho cẳng tay vuông góc với cánh tay và lòng bàn tay ngửa ra.
  • Bước 2: Chuẩn bị sẵn 2 chiếc nẹp, 1 nẹp sẽ đặt bên trong cẳng tay (từ lòng bàn tay cho đến nếp khuỷu tay), nẹp còn lại sẽ đặt ở phía bên ngoài cẳng tay (từ đầu các ngón tay cho đến quá khuỷu tay).
  • Bước 3: Dùng garo để buộc cố định nẹp bàn tay và thân cẳng tay (phần trên hoặc dưới ổ gãy). Dùng một chiếc khăn hình tam giác đỡ cẳng tay treo lên trước phía trước ngực.

1.1.2. Sơ cứu gãy xương cánh tay

Xương cánh tay sẽ nằm ở vị trí giữa hai khớp: Khớp khuỷu tay và khớp vai. Dưới đây là 5 bước giúp sơ cứu cơ bản khi gãy xương cánh tay:

Cách sơ cứu khi gãy xương cánh tay
Cách sơ cứu khi gãy xương cánh tay
  • Bước 1: Đặt cánh tay gãy của nạn nhân lên sát thân cho cẳng tay vuông góc với cánh tay ở tư thế co.
  • Bước 2: Dùng 2 chiếc nẹp để cố định vết gãy xương, 1 chiếc sẽ đặt trong tính từ hố nách cho đến quá khuỷu tay, chiếc còn lại sẽ đặt ở ngoài tính từ  bả vai đến quá khớp khuỷu.
  • Bước 3: Sử dụng băng gạc garo buộc cố định hai đầu nẹp lại ở phía trên và dưới ổ gãy.
  • Bước 4: Đỡ phần cẳng tay gãy ên trước ngực sao cho vuông góc với cánh tay bằng một chiếc khăn hình tam giác.
  • Bước 5: Cuối cùng, sử dụng thêm băng garo rộng bản để ép phần cánh tay gãy sát vào thân.

1.2. Sơ cứu gãy xương chân

1.2.1. Trường hợp gãy xương cẳng chân

Một số nguyên nhân dẫn đến việc gãy xương cẳng chân như: chơi thể thao, té ngã xe, tai nạn lao động,…

Xương cẳng chân là phần xương sẽ bao gồm xương mác và xương chày. Trong đó, phần xương chày thường sẽ lớn xương mác nên đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực tỳ nén cho cơ thể. Sau đây là 4 bước sơ cứu gãy xương cẳng chân đúng kỹ thuật:

Cách sơ cứu khi gãy xương cẳng chân
Cách sơ cứu khi gãy xương cẳng chân
  • Bước 1: Đặt nạn nhân nằm lên trên một mặt phẳng, duỗi chân thẳng ra sao cho bàn chân vuông góc với cẳng chân.
  • Bước 2: Dùng 2 chiếc nẹp đặt ở mặt bên trong (từ phần bẹn cho đến quá gót chân), mặt ngoài (từ phần mào chậu cho đến quá gót chân) của chân đang bị gãy. Độn thêm bông vào 2 đầu nẹp; phía trong và ngoài của các đầu xương.
  • Bước 3: Dùng nẹp buộc cố định ở phía trên và dưới của vùng xương bị gãy (lưu ý: trên khớp gối khoảng từ 3cm – 5cm).
  • Bước 4: Băng vòng số 8 ở cổ chân để giúp cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động dẫn đến gẫy xương!

1.2.2. Trường hợp gãy xương đùi

Xương đùi được xem là phần xương to có vị trí nằm ở giữa gối và háng. Xương đùi sẽ được các khối cơ lớn bao quanh. Dưới đây là các bước sơ cứu gãy xương đùi đúng kỹ thuật:

Cách sơ cứu khi gãy xương đùi
Cách sơ cứu khi gãy xương đùi
  • Bước 1: Tương tự như bước 1 khi sơ cứu gãy xương cẳng chân.
  • Bước 2: Dùng 2 chiếc nẹp, 1 chiếc nẹp sẽ đặt ở mặt bên trong (từ bẹn cho đến quá gót chân) và nẹp còn lại sẽ đặt ở mặt bên ngoài (từ hố nách cho đến quá gót chân). Độn thêm bông vào 2 đầu nẹp và mấu lồi của các đầu xương cả bên ngoài và bên trong.
  • Bước 3: Buộc cố định 2 nẹp lại với nhau ở những vị trí trên và dưới ổ gãy, phần dưới khớp gối và ngang với mào chậu (phần gờ trên cùng của xương chậu), ngang ngực.
  • Bước 4: Băng theo vòng số 8 để giúp giữ bàn chân sao cho luôn vuông góc với cẳng chân.
  • Bước 5: Buộc thêm 3 dây ở các vị trí lần lượt cổ chân, gối và sát bẹn để giúp cố định chân.

1.3. Sơ cứu gãy xương cột sống

1.3.1 Sơ cứu gãy xương vùng cổ

Nạn nhân khi bị gãy xương cột sống ở vùng cổ cần phải được đưa đi cấp cứu bằng xe cứu thương kịp thời để có thể đảm bảo cố định được vùng cổ. Tuyệt đối không di chuyển và chở nạn nhân bằng xe máy để tránh làm cho chấn thương thêm tệ hơn.

Cách sơ cứu gãy xương cột sống
Cách sơ cứu gãy xương cột sống
  • Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa ở phía trên một mặt phẳng bằng, sau đó để tay và chân của nạn nhân duỗi thẳng ra, giữ cố định phần đầu và cổ lại.
  • Bước 2: Cởi lỏng trang phục trên người ra, bỏ mũ và vòng cổ (nếu có) trong thời gian chờ xe cứu thương đến.
  • Bước 3: Kiểm tra những dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân như nhịp tim, nhịp thở, mạch đập,… để giúp bác sĩ tiếp nhận và việc cấp cứu diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Bước 4: Dùng 2 cục gạch hoăc 2 bao cát chèn hai bên lỗ tai sao cho giữ thẳng cổ nạn nhân nhờ đó giúp cố định cột sống cổ khi đặt nằm xuống.
  • Bước 5: Nếu thấy vết thương chảy máu, bắt buộc phải thực hiện cầm máu ngay bằng băng ép hoặc quần áo sạch. Vết thương ở đầu thì cần phải giữ cố định đầu và quấn băng quanh đầu.

1.3.2. Sơ cứu gãy xương vùng lưng

Nạn nhân nếu bị gãy xương cột sống ở vùng lưng thì có khả năng cao để lại di chứng nếu không được cấp cứu kịp thời hoặc làm sai các bước sơ cứu. Dưới đây là 4 bước sơ cứu gãy xương vùng lưng đúng kỹ thuật:

Cách sơ cứu gãy xương vùng lưng
Cách sơ cứu gãy xương vùng lưng
  • Bước 1: Đặt nạn nhân nằm thẳng lên phía trên tấm ván cứng (tấm ván phải tương ứng hoặc dài hơn chiều dài cơ thể nạn nhân). Khi di chuyển hoặc nâng nạn nhân lên, phải đặc biệt giữ cố định cột sống, không được làm xoắn hoặc gấp cột sống.
  • Bước 2: Nhanh chóng đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất, tuy nhiên trước đó bạn cần cố định phần cột sống cổ và thân của nạn nhân trước khi đặt lên xe cứu thương.
  • Bước 3: Cầm máu bên ngoài liên tục, giảm đau chống sốc và tránh một số biến chứng nguy hiểm như mất máu do gây sốc, liệt tứ chi do phần xương cột sống gãy gây ra chèn ép vào tủy.
  • Bước 4: Cho nạn nhân dùng thuốc giảm đau hoặc nếu nghiêm trọng hơn thì cho thở oxy và truyền dịch.

2. Những triệu chứng gãy xương cần sơ cứu

Các biểu hiện cụ thể cho thấy nạn nhân cần phải được áp dụng sơ cứu gãy xương ngay, bao gồm:

  • Nạn nhân xuất hiện tình trạng mất máu nhiều.
  • Các chi của nạn nhân đột ngột bị co ngắn lại, gập góc, bầm tím hoặc phần khớp bị biến dạng, tê liệt chân tay
  • Xuất hiện vết thương nghiêm trọng do phần xương xuyên thủng qua lớp da.
  • Xuất hiện tình trạng đau lưng dữ dội và xương phát ra âm thanh “rắc” khi xoay người hoặc cúi xuống.
  • Cảm thấy chỗ bị chấn thương có dấu hiệu đau buốt liên tục, không thuyên giảm và mức độ đau sẽ càng tăng dần lên khi nạn nhân cử động nhiều.
  • Suy giảm hoặc mất khả năng vận động.
Một số triệu chứng cần được tiến hành sơ cứu gãy xương ngay lập tức
Một số triệu chứng gãy xương cần được tiến hành sơ cứu ngay lập tức

3. Những lưu ý khi sơ cứu gãy xương

Một số nguyên tắc cơ bản

  • Nhanh chóng đưa nạn nhân đang bị gãy xương ra khỏi khu vực nguy hiểm.
  • Chiều dài của nẹp dùng để cố định xương gãy phải đủ dài.
  • Buộc dây cố định nẹp phải ở vị trí khớp trên và dưới chỗ gãy.
  • Tuyệt đối không được đặt nẹp trực tiếp vào da của nạn nhân. Những mấu lồi đầu xương và vùng tỳ đè buộc phải kèm theo một miếng lót bông rồi mới đặt nẹp vào.

Chăm sóc cho người bị gãy xương

So với với việc liền sẹo diễn ra trong vòng 7-10 ngày tại chỗ vết thương phần mềm, nội tạng,… thì quá trình liền xương sau khi bị gãy sẽ diễn ra trong vòng những tháng đầu, sau đó sẽ phục hồi chậm dần và tiếp diễn cho đến suốt đời.

Song song với đó là quá trình tạo cốt và hủy cốt sẽ diễn ra cùng một lúc nhằm bồi đắp các đoạn xương bị gãy liền lại.

Chăm sóc kỹ lưỡng để vết thương nhanh chóng lành lặn
Chăm sóc kỹ lưỡng để vết thương nhanh chóng lành lặn

Trong một số trường hợp gãy chân chỉ dừng ở mức độ nhẹ thì cho phép người bệnh có thể đi lại bình thường ngay chỉ sau vài ngày, vài tuần. Với những trường hợp bị gãy xương phức tạp thì phải cần một thời gian khá dài để nghỉ ngơi, hồi phục, những hoạt động và cường độ cần được thực hiện từ từ, chậm rãi theo hướng dẫn.

Nếu bạn quá nôn nóng muốn trở lại sinh hoạt hoạt động bình thường thì rất dễ gây ảnh hưởng đến phần xương bị gãy và kéo dài thời gian hồi phục.

 

>> Bài viết liên quan:

 

Qua bài viết trên, Bảo vệ Ngày và Đêm hy vọng bạn đã biết thực hiện đúng cách các bước sơ cứu khi bị gãy xương nhanh chóng, đơn giản trong trường hợp đặc biệt.

Bên cạnh đó, sau khi sơ cứu xong bạn xong bạn lập tức liên hệ hoặc đưa nạn nhân đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về việc sơ cứu gãy xương thì có thể liên lạc với chúng tôi qua thông tin bên dưới!

Thông tin liên lạc:

SĐT: (028) 225 35 426/225 35 427

Fax: (028) 22 53 64 26

Email: nds.hcm@nightdaysecurity.com

Website: https://baovengayvadem.com/

Địa chỉ: Số 7 Đường 7, Khu phố 5, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM.

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.