Một số nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và biện pháp khắc phục

Tai nạn lao động có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, ngày càng trở nên phổ biến và là mối nguy hại không hề nhỏ. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động cũng rất đa dạng. Có thể là do bản thân người lao động, hoặc không chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ cần thiết. Bài viết dưới đây của Bảo Vệ Ngày và Đêm sẽ cung cấp cho bạn các nguyên nhân gây ra tai nạn lao khi động.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn lao động
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn lao động

1. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động phổ biến

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn lao động xuất phát từ khách quan hoặc chủ quan. Có thể kể đến như các lỗi do máy móc thiết bị, sự cố tai nạn điện hoặc điều kiện làm việc không phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay:

1.1. Do lỗi thiết bị, máy móc hỏng hóc

Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động phổ biến nhất chính là lỗi thiết bị. Các lỗi hệ thống hoặc sự hư hỏng trong máy móc có thể kể đến như sau:

  • Thiếu an toàn do thiết bị hỏng hóc, hoạt động không chính xác , mất tác dụng bảo vệ an toàn do vận hành quá tính năng.
  • Thiếu cảnh báo từ các thiết bị ánh sáng, không có hệ thống đo lường như áp kế, vôn kế hay các thiết bị chỉ sức nâng của cầu trục và độ vương tương ứng.
  • Máy móc đã hư hỏng, các thiết bị đã rạn nứt, đứt gãy và cong vênh nhưng vẫn được đem ra sử dụng
  • Hộp số xảy ra vấn đề khiến cho các thiết bị máy móc không được kiểm soát từ đó ảnh hưởng đến người lao động.
Do lỗi thiết bị, máy móc hỏng hóc
Do lỗi thiết bị, máy móc hỏng hóc

1.2. Do thiếu thiết bị rào chắn an toàn

Khi máy móc đang vận hành, vùng xung quanh rất dễ có những mối nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Đặc biệt, đây chính là nguyên nhân gây ra tai nạn lao động như sau:

  • Các mảnh kim loại, dụng cụ bắn ra khi thi công, hoặc các thiết bị truyền động cuốn nhầm quần áo, tay chân sẽ gây tai nạn nghiêm trọng.
  • Bụi, hơi và khí độc tràn ra ngoài do quy trình gia công vật liệu, ảnh hưởng nặng nề đến cơ quan hô hấp và tiêu hóa
  • Đất đá, các mảnh kim loại văng ra trong quá trình thiết bị hoạt động cũng có thể ảnh hưởng đến công nhân làm việc.

1.3. Do gặp sự cố về tai nạn điện

  • Dòng điện rò rỉ ra ngoài, tiếp xúc với các bộ phận kim loại của máy do phần cách điện bị hỏng có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng.
  • Một số trường hợp xe máy đè lên dây điện dưới đất hoặc va chạm với đường dây điện trên không khi máy hoạt động ở gần cũng có thể gây ra tai nạn lao động.
Do gặp sự cố về tai nạn điện
Do gặp sự cố về tai nạn điện

1.4. Do điều kiện làm việc thiếu ánh sáng

  • Điều kiện làm việc thiếu ánh sáng khiến người điều khiển thiết bị dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, phản xạ chậm, thị lực giảm. Đây chính là những nguyên nhân gián tiếp gây nên chấn thương, giảm hiệu quả lao động và hạ chất lượng sản phẩm
  • Thiếu ánh sáng trong công trường vào ban đêm hay điều kiện nhiều sương mù khiến người điều khiển máy móc không nhìn rõ các vật xung quanh, từ đó dẫn đến tai nạn lao động.

1.5. Do thiếu sót của người quản lý và vận hành

Thiếu sót trong việc quản lý và vận hành cũng có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn lao động, cụ thể là những hành vi dưới đây:

  • Trình độ chuyên môn không đảm bảo, máy móc không được sử dụng đúng tính năng
  • Tình trạng sức khỏe không đáp ứng nhu cầu: Mắt kém, tai không nghe rõ, có các bệnh lý huyết áp và tim mạch.
  • Vi phạm quy định về lao động: Chẳng hạn như tự ý rời khỏi máy khi máy đang còn hoạt động, không tỉnh táo khi điều khiển máy hoặc đưa máy cho những người không có kinh nghiệm điều khiển.
  • Thiết sót hồ sơ, lý lịch hướng dẫn lắp đặt và sử dụng, bảo quản thiết bị.
  • Không thực hiện đầy đủ các quy trình khám nghiệm, đăng kiểm, không bảo trì máy móc định kỳ, thường xuyên.
  • Phân công nhiệm vụ không rõ ràng trong việc quản lý sử dụng thiết bị.
Do thiếu sót của người quản lý và vận hành
Do thiếu sót của người quản lý và vận hành

2. Biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động

Bên cạnh việc tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động, bạn cũng cần quan tâm đến những biện pháp phòng tránh tai nạn lao động hiệu quả.

Để đảm bảo không xảy ra rủi ro trong quá trình làm việc thì dưới đây là những cách làm thường được sử dụng nhất:

  • Trang bị thiết bị bảo hộ đầy đủ cho người lao động
  • Tăng cường ánh sáng tại khu vực làm việc
  • Quản lý và bảo hành máy móc thiết bị định kỳ
  • Rào chắn lại các khu vực nguy hiểm
  • Cảnh báo và phòng ngừa rủi ro tai nạn điện

Nhìn chung, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động là vô cùng đa dạng. Để khắc phục được các sự cố này, bạn cần tuân thủ theo những biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn lao động. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn cho những người xung quanh.

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 1

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.