Thiết kế hệ thống PCCC: Quy trình và những lưu ý quan trọng

Thiết kế hệ thống PCCC được hiểu là công tác lắp đặt hệ thống báo động nguy hiểm, phát hiện nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra. Yêu cầu bắt buộc ở mọi công trình thiết kế PCCC là phải gắn kết được hai hệ thống báo cháy và chữa cháy, đảm bảo hệ thống thực hiện được đúng chức năng của mình.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình thiết kế, xây dựng công trình. Việc thiết kế hệ thống PCCC khá phức tạp do đó cần phải được thực hiện bởi một công ty chuyên nghiệp, uy tín. Trong bài viết sau đây, Bảo vệ Ngày và Đêm sẽ chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin về tiêu chuẩn, yêu cầu, quy trình thiết kế và thi công pccc chi tiết nhất.

Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống pccc, quy trình và lưu ý thực hiện
Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống pccc, quy trình và lưu ý thực hiện

1. Quy trình 9 bước thiết kế hệ thống PCCC tiêu chuẩn

Quy trình thiết kế hệ thống PCCC tiêu chuẩn bao gồm 9 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Tiếp nhận, đánh giá và phân loại

Trong bước này, nhà thiết kế hệ thống PCCC sẽ tiếp nhận yêu cầu thiết kế và xác định mục đích sử dụng của công trình. Đánh giá chi tiết các yếu tố nguy cơ cháy nổ và dựa trên các yêu cầu này, họ sẽ tiến hành phân loại công trình PCCC.

Bước 2: Khảo sát công trình

Nhà thiết kế PCCC sẽ tiến hành khảo sát công trình để hiểu rõ hơn về đặc điểm vật lý, cấu trúc và mục tiêu sử dụng của công trình. Khảo sát này bao gồm việc thu thập thông tin về công trình, xác định hiện trạng, hệ thống điện và thiết bị hiện có,….

Bước 3: Thiết kế hệ thống PCCC

Dựa trên thông tin thu thập được từ bước khảo sát, nhà thiết kế sẽ bắt đầu thiết kế hệ thống PCCC cho công trình. Thiết kế này sẽ bao gồm việc lựa chọn các loại thiết bị cháy, hệ thống báo cháy, phun nước, báo cháy tự động, ống dẫn đường nước,…

Thiết kế hệ thống pccc phải đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn quy định ban hành của nhà nước
Thiết kế hệ thống PCCC phải đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn quy định ban hành của nhà nước

Bước 4: Thẩm duyệt thiết kế

Sau khi hoàn thành bản thiết kế, nhà thầu sẽ gửi bản thiết kế đến cơ quan PCCC có thẩm quyền để thẩm định. Đơn vị sẽ tiến hành điều chỉnh và sửa đổi thiết kế (nếu cần) dựa trên ý kiến và yêu cầu của cơ quan PCCC.

Bước 5: Phác thảo tiến độ và kế hoạch thi công

Bản thiết kế hệ thống PCCC sau khi được thẩm duyệt thì tiếp đến nhà thiết kế sẽ phác thảo tiến độ và lên kế hoạch chi tiết cho quá trình thi công công trình.

Bước 6: Thi công, lắp đặt

Dựa theo bản kế hoạch phác thảo đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền xét duyệt, công việc thi công và lắp đặt hệ thống PCCC sẽ được tiến hành thực hiện.

Thi công lắp đặt hệ thống pccc
Thi công lắp đặt hệ thống pccc

Bước 7: Nghiệm thu công trình

Khi giai đoạn thi công lắp đặt hoàn thành, nhóm nghiệm thu sẽ tiến hành kiểm tra lại hết toàn bộ các thiết bị, hệ thống và các yếu tố khác của hệ thống PCCC. Bước này nhằm đảm bảo hệ thống PCCC hoạt động đúng cách và đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế đề ra.

Bước 8: Cơ quan PCCC nghiệm thu

Sau khi công trình được nghiệm thu bởi nhóm nghiệm thu của nhà thầu, cơ quan PCCC địa phương hoặc các cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện nghiệm thu chính thức.

Bước 9: Bảo hành công trình

Hệ thống PCCC sau khi được cơ quan PCCC nghiệm thu và chấp nhận thì tiếp đến nhà thầu sẽ cung cấp gói bảo hành công trình. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm bảo trì và kiểm tra định kỳ hệ thống, sửa chữa các lỗi hoặc khuyết điểm,….

Trong thời gian bảo hành công trình, nhà thầu phải có trách nhiệm bảo trì, sửa chữa hệ thống

Trong quá trình thiết kế hệ thống PCCC, nhà thầu hoặc người thiết kế cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn về PCCC do nhà nước ban hành để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hệ thống.

Quy trình thiết kế hệ thống pccc tiêu chuẩn
Quy trình thiết kế hệ thống PCCC tiêu chuẩn

2. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống PCCC

Bản thiết kế hệ thống PCCC tiêu chuẩn phải dựa trên những tiêu chuẩn thiết kế do nhà nước ban hành. Tùy vào từng công trình xây dựng khác nhau chúng ta có thể áp dụng một hoặc nhiều tiêu chuẩn thiết kế phòng cháy chữa cháy.

Một số tiêu chuẩn quan trọng trong việc thiết kế hệ thống pccc
Một số tiêu chuẩn quan trọng trong việc thiết kế hệ thống PCCC

Dưới đây là một số tiêu chuẩn, quy định cho thiết kế hệ thống PCCC bạn có thể tham khảo:

  • Nghị định 136/2020 ND-CP
  • Quy chuẩn 06-2020/BXD
  • TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình, bao gồm trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng.
  • TCVN 4756:1989 quy định về nối đất và không nối đất các thiết bị điện.
  • TCVN 5307:2009 quy định về thiết kế kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ.
  • TCVN 5334:2007 quy định về an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng thiết bị điện trong kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ.
  • TCVN 5507:2002 quy định về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
  • TCVN 5684:2003 quy định chung về an toàn cháy nổ cho các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu.
  • TCVN 5738:2000 quy định về yêu cầu kỹ thuật của hệ thống báo cháy tự động.
  • TCVN 6101:1990 quy định về thiết kế và lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng Carbon Dioxide.
  • TCVN 6160:1996 quy định về yêu cầu thiết kế hệ thống PCCC trong những tòa nhà cao tầng.
  • TCVN 6223:1996 và TCVN 6223:2011 quy định về an toàn trong các cửa hàng khí đốt hoá lỏng và dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
  • TCVN 6290:1997 quy định về kiểm tra chai chứa khí vĩnh cửu, kiểm tra tại thời điểm nạp khí.
  • TCVN 6292:1997 quy định về kiểm tra chai chứa thì bằng thép hàn có thể nạp lại.
  • TCVN 6034:1997 quy định về an toàn trong việc bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển chai chứa khí đốt hoá lỏng.
  • TCVN 6484:1999 quy định về an toàn trong thiết kế, chế tạo và sử dụng xe bồn vận chuyển khí đốt hoá lỏng (LPG).
  • TCVN 7161-1:2002 quy định về hệ thống chữa cháy bằng khí bao gồm tính chất vật lý và thiết kế hệ thống. Phần 1: Yêu cầu chung.
  • TCVN 7161-9:2009 quy định về hệ thống chữa cháy bằng khí bao gồm tính chất vật lý và thiết kế hệ thống Phần 9: chất chữa cháy HFC 227EA.
  • TCVN 9206:2012 quy định về việc lắp đặt thiết bị điện cho công trình nhà ở và công trình công cộng.
  • TCVN 9207:2012 hướng dẫn thiết kế hệ thống dây điện cho công trình nhà ở và công cộng.
  • TCVN 2622:1995 yêu cầu thiết kế phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình.
  • TCVN 4879:1989 quy định về biển báo an toàn liên quan đến phòng cháy.
  • TCVN 5065:1990 tiêu chuẩn thiết kế khách sạn.
  • TCVN 6161:1996 yêu cầu thiết kế phòng cháy và kiểm soát cháy cho chợ và trung tâm mua sắm.
  • TCVN 6379:1998 quy định kỹ thuật cho thiết bị chữa cháy bằng trụ nước chữa cháy.
  • TCVN 7278-1:2003 yêu cầu kỹ thuật cho chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng để phun lên bề mặt các chất lỏng không hòa tan với nước.
  • TCVN 7278-2:2003 yêu cầu kỹ thuật cho chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng để phun lên bề mặt chất lỏng không hòa tan với nước.
  • TCVN 7278-3:2003 yêu cầu kỹ thuật cho chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng để phun lên bề mặt các chất lỏng cháy hòa tan được với nước.
  • TCVN 48:1996 quy định chung về phòng cháy và kiểm soát cháy cho các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ.

3. Tổng quan về thiết kế hệ thống PCCC

3.1. Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế hệ thống PCCC

Trong quá trình thiết kế hệ thống PCCC cần phải đảm bảo đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau đây:

  • Đảm bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng của con người.
  • Đảm bảo giảm thiểu tối đa thiệt hại về tài sản của con người khi có sự cố xảy ra.
  • Đảm bảo hệ thống PCCC hoạt động tốt, không ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và kinh doanh của con người.
  • Nhà kho hoặc kho lưu trữ sẽ có một số yêu cầu tiêu chuẩn thiết kế hệ thống PCCC khác với tòa nhà văn phòng có nhiều người thuê. Chính vì thế, việc thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cần phải phù hợp với công năng sử dụng của tòa nhà.
  • Các bản thiết kế hệ thống PCCC phải đáp ứng đầy đủ tất cả thành phần tạo nên hệ thống PCCC chung cần thiết bao gồm: thiết kế hệ thống cảnh báo cháy qua khói, nhiệt; thiết kế hệ thống thông báo cháy và báo động chung hoặc độc lập từng khu vực; thiết kế hệ thống PCCC cho từng môi trường cụ thể.
Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế hệ thống pccc
Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế hệ thống PCCC

3.2. Những lưu ý cần biết khi thiết kế hệ thống PCCC

Thiết kế hệ thống PCCC là việc thiết kế đi sau phần thiết kế xây dựng cơ bản, cần được phân tích tất cả thành phần xây dựng dưới dạng gói tổng thể. Bất kỳ hệ thống PCCC nào cũng cần phải đảm bảo chính xác, khoa học, phù hợp, chặt chẽ và tiết kiệm, đặc biệt phải hòa hợp với các hệ thống khác trong công trình.

Lưu ý quan trọng cần biết khi thiết kế hệ thống pccc
Lưu ý quan trọng cần biết khi thiết kế hệ thống PCCC

Sau đây là một số lưu ý cần biết khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy bạn có thể tham khảo:

  • Quy trình thiết kế hệ thống pccc luôn luôn là một quy trình tổng thể khi chúng ta sửa chữa nâng cấp tòa nhà hoặc xây dựng mới.
  • Các bên tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thiết kế hệ thống PCCC cần phải nắm rõ vấn đề của đôi bên để tránh ảnh hưởng đến hệ thống liên quan khác trong cùng tòa nhà.
  • Trong lúc thiết kế hệ thống PCCC, cần phải tuân thủ theo quy định pháp luật về PCCC và đánh giá xem hệ thống có đảm bảo an toàn hay không.
  • Địa điểm xây dựng hệ thống PCCC cần đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy với các công trình nhà ở bên cạnh để tránh lây lan ra khu vực liên quan.
  • Hệ thống lưới điện, chống sét, chống cháy nổ, công nghệ sản xuất, bố trí hệ thống máy móc thiết bị vật tư đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn PCCC.
  • Xây dựng hệ thống lối thoát hiểm, thiết bị thông gió để hút khói ra ngoài, đèn chiếu sáng và còi báo tín hiệu để đảm bảo an toàn trong trường hợp cháy nổ.
  • Khu vực để xe, phương tiện phải thiết lập hệ thống PCCC đảm bảo an toàn. Hệ thống trụ cấp nước chữa cháy phải luôn có đủ nước.
  • Thiết lập hệ thống báo cháy và chữa cháy phù hợp với thông số kỹ thuật, số lượng thiết bị cần thiết theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp phải luôn có một khoản dự phòng kinh phí cho phòng cháy và chữa cháy.

3.3 Một số bản vẽ thiết kế hệ thống pccc

Bản vẽ thiết kế hệ thống pccc gồm có:

  • Bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể của dự án công trình hoặc nhà ở.
  • Bản vẽ thiết kế dây chuyền sản xuất nhà máy đối với công trình là nhà máy sản xuất.
  • Bản vẽ mặt bằng mái, mặt cắt, mặt đứng,… của nhà ở hoặc công trình sản xuất.
  • Bản vẽ mô tả chi tiết cổng ra vào, bể nước chữa cháy,…

Sau khi hoàn thành một số bản vẽ thiết kế, kỹ sư sẽ tiến hành nghiên cứu, đánh giá và phân tích để tạo ra bản vẽ tối ưu nhất. Nhà tư vấn và chủ đầu tư có thể góp ý về sự hư hại hoặc lỗi kiến trúc để sửa chữa và điều chỉnh khi cần thiết.

Bản vẽ thiết kế hệ thống pccc
Bản vẽ thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy
Mẫu bản vẽ tham khảo thiết kế hệ thống pccc
Mẫu bản vẽ tham khảo thiết kế hệ thống PCCC
Mẫu bản vẽ thiết kế hệ thống pccc nhà xưởng
Mẫu bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC nhà xưởng

4. Hạng mục thiết kế và thi công hệ thống pccc

Sau đây là một số hạng mục thiết kế và thi công hệ thống PCCC thường được áp dụng cho một số công trình. Tùy vào công năng tòa nhà, từng công trình mà sẽ chủ đầu tư sẽ thi công lắp đặt một hay nhiều hệ thống khác nhau. Cụ thể:

  • Hệ thống PCCC Sprinkler
  • Hệ thống PCCC hóa chất khô
  • Hệ thống PCCC CO2
  • Hệ thống PCCC bọt

Bên cạnh các hệ thống PCCC hữu hiệu, dập tắt ngọn lửa nhanh chóng thì một yếu tố bảo trì hệ thống PCCC đóng vai trò rất quan trọng. Nếu hệ thống bảo trì không đúng cách, thiếu độ tin cậy thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác dập tắt ngọn lửa đám cháy. Không nên lắp đặt hệ thống PCCC mà bạn không thể thường xuyên kiểm tra, bảo trì định kỳ và đúng cách.

Qua bài viết trên, Bảo vệ Ngày và Đêm đã chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin về việc thiết kế hệ thống pccc đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu cơ bản một cách chi tiết nhất. Cháy nổ là một trong những tình huống xảy ra một cách bất ngờ, không mong muốn do đó việc trang bị hệ thống PCCC chất lượng, phù hợp với công năng sử dụng đóng vai trò rất quan trọng.

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.