Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cần chuẩn bị những gì?

Xây dựng hệ thống PCCC giúp giảm thiểu tối đa những tổn thất về người và của trong những trường hợp cháy nổ khẩn cấp. Pháp luật hiện nay bắt buộc phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy với các đối tượng nhất định. Vậy hồ sơ phòng cháy chữa cháy cần chuẩn bị những gì? Đối tượng cần thực hiện hồ sơ phòng cháy chữa cháy và thủ tục cấp phép ra sao?? Theo dõi ngay bài viết dưới đây!

1. Hồ sơ phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy gồm những giấy tờ liên quan đến hệ thống phòng cháy chữa cháy của một công trình hay tòa nhà.

Pháp luật hiện nay quy định cụ thể về bộ hồ sơ phòng cháy chữa cháy như sau:

  • Đơn xin giấy chứng nhận đáp ứng đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy;
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy;
  • Bản nghiệm thu về PCCC trong trường hợp công trình được xây mới hoặc cải tạo lại, phương tiện cơ giới được yêu cầu tuân thủ những điều kiện về PCCC;
  • Biên bản kiểm tra an toàn phòng chống cháy nổ;
  • Các phương án chữa cháy tại chỗ;
  • Danh sách thành viên tham gia khóa huấn luyện PCCC;
  • Biên bản quyết định thành lập đội, nhóm PCCC tại cơ sở;
  • Danh sách các phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa chứa và phương tiện cứu hộ được trang bị tại cơ sở.
hồ sơ pccc
Hồ sơ phòng cháy chữa cháy

Tuy nhiên, căn cứ theo quy mô và loại hình hoạt động của cơ sở mà quy định về hồ sơ phòng cháy chữa cháy sẽ được cơ quan thẩm quyền yêu cầu khác nhau. Cụ thể như sau:

Đối với cơ sở công trình xây dựng, hồ sơ gồm có:

  • Văn bản đề nghị phê chuẩn về địa điểm xây dựng của chủ đầu tư, trong đó cần thể hiện rõ quy mô và đặc điểm của công trình;
  • Bản vẽ chi tiết, tài liệu liên quan về địa hình, khí hậu của khu đất và thông tin về các công trình giáp ranh (nếu có).

Đối với cơ sở công trình thiết kế, hồ sơ gồm có:

  • Văn bản xin cấp phê duyệt phòng cháy chữa cháy của chủ đầu tư;
  • Bản sao công chứng giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch công trình;
  • Các bản vẽ thể hiện chi tiết về nội dung PCCC.

2. Đối tượng nào cần thực hiện hồ sơ phòng cháy chữa cháy?

Đối tượng cần thực hiện hồ sơ phòng cháy chữa cháy là nhà ở, khách sạn, nhà cho thuê văn phòng cao từ 7 tầng; các cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu, vật liệu dễ cháy; cơ sở sản xuất , gia cồng; cửa hàng xăng dầu; nhà máy nhiệt điện,..

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, những đối tượng thuộc diện cần thực hiện hồ sơ phòng cháy chữa cháy được liệt kê cụ thể như sau:

  • Nhà ở, nhà cho thuê, ký túc xá có chiều cao từ tầng 7 trở lên;
  • Trụ sở cơ quan nhà nước có chiều cao từ tầng 7 trở lên;
  • Các cơ sở trường học, nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non, trung học, đại học, thư viện,…
  • Bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, trung tâm y tế,…
  • Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ,…
  • Văn phòng, tòa nhà văn phòng;
  • Cơ sở sản xuất, chế biến;
  • Cơ sở gia công, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
  • Điểm bán xăng dầu, khí đốt hóa lỏng và hóa chất dễ cháy;
  • Kho xăng dầu có tổng dung tích 5.000 m3 trở lên;
  • Kho khí đốt hóa lỏng có tổng trọng lượng 600kg trở lên;
  • Chợ có quy mô 300 hộ kinh doanh trở lên hoặc có tổng diện tích hoạt động từ 1.200 m2 trở lên;
  • Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên;
  • Nhà máy nhiệt điện công suất từ 100.000 kW trở lên;
  • Nhà máy thủy điện công suất từ 20.000 kW trở lên;
  • Trạm biến áp từ 220kV trở lên;
  • Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên;
  • Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm cháy nổ;
  • Các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan đến phòng cháy chữa cháy như khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,…

3. Thủ tục cấp phép phòng cháy chữa cháy

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hạng mục trong hồ sơ phòng cháy chữa cháy, để được cấp phép phòng cháy chữa cháy, cá nhân/tổ chức cần thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy

  • Cá nhân/tổ chức đệ hồ sơ xin cấp phép trực tiếp tại Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • Đối với trường hợp ủy quyền cho cá nhân, đơn vị khác thực hiện cần đính kèm văn bản ủy quyền.

Bước 2: Kiểm tra và xử lý hồ sơ

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ thẩm quyền tiến hành cấp phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cán bộ thẩm quyền hướng dẫn người nộp bổ sung, điều chỉnh nội dung thiếu soát.

Bước 3: Nộp lệ phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy

Sau khi hồ sơ được phê chuẩn, cá nhân/tổ chức tiến hành nộp phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy theo biểu phí được đưa ra bởi Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bước 4: Nhận kết quả Giấy phép phòng cháy chữa cháy

Dựa theo ngày hẹn được ghi trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân/tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả đăng ký. Thông thường, thời hạn giải quyết sẽ kéo dài từ 05 – 15 ngày.

Quy trình xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy
Quy trình xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy

Như vậy, việc chuẩn bị hồ sơ phòng cháy chữa cháy luôn là điều kiện tiên quyết mà bất kỳ chủ thể kinh doanh đều cần lưu ý khi vận hành doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Trên đây là những thông tin chi tiết mà Bảo vệ Ngày và Đêm chia sẻ đến bạn, nếu như quan tâm về dịch vụ, liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng!

Thông tin liên hệ

  • SĐT: (028) 225 35 426/ 225 35 427
  • Fax: (028) 22 53 64 26
  • Email: nds.hcm@nightdaysecurity.com
  • Website: baovengayvadem.com | nightdaysecurity.com
  • Địa chỉ: Số 7 Đường 7, Khu phố 5, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, TP. HCM

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.