Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn, trong đó có những lý do mà bạn không thể nào ngờ tới. Tất cả những vật dụng tưởng chừng như vô hại như các nguồn điện nhỏ hay nến đều có thể là nguyên nhân dẫn đến một vụ cháy lớn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bảo vệ Ngày và Đêm tìm hiểu ngay top 13 nguyên nhân gây cháy nổ phổ biến và các biện pháp phòng chống phù hợp.
Dưới đây là 13 nguyên nhân gây cháy nổ phổ biến nhất mà bạn nên tham khảo để có những biện pháp phòng tránh kịp thời:
Nội dung bài viết
1. Sự cố điện
Việc tự ý mắc thêm các thiết bị điện, không chú ý các bộ phận như dây dẫn điện chưa đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, không được kiểm tra hay thay thế kịp thời dẫn đến bị lão hóa và bong tróc lớp vỏ cách điện chính là nguyên nhân gây cháy nổ hàng đầu hiện nay.


2. Điện thoại di động, thiết bị sạc
Điện thoại di động và các thiết bị sạc là những vật dụng vô cùng phổ biến hiện nay, tuy nhiên ít ai nhớ đến chuyện trang bị các phụ kiện đảm bảo an toàn và có khả năng chống cháy nổ.
Ngoài ra, việc sử dụng những thiết bị có chất lượng kém luôn tiềm ẩn nguy cơ chập điện rất cao. Đặc biệt là với các loại điện thoại thông minh có vi mạch phức tạp, chỉ cần xảy ra một chút vấn đề là có thể gây nổ hoàn toàn thiết bị.


3. Hệ thống đèn
Hệ thống đèn chiếu sáng như bóng đèn hay phụ kiện đèn đều có khả năng tính nhiệt, do đó hãy kiểm tra xung quanh khu vực chiếu sáng có bất cứ vật dụng nào dễ bắt lửa hay không, chẳng hạn như những tấm gỗ ốp hay gỗ trần.
4. Các thiết bị có nhiệt độ cao
Các thiết bị có nhiệt độ cao thường được sử dụng trong công nghiệp như lò đốt, lò nung, các đường ống dẫn khí cháy hay các bể chứa nhiên liệu, chỉ cần gặp một tia lửa điện hoặc một đốm lửa nhỏ cũng có khả năng cao dẫn đến hỏa hoạn. Cần nắm các kiến thức về các thiết bị có nhiệt độ cao là nguyên nhân gây cháy nổ và các biện pháp phòng chống rủi ro xảy ra.
Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị điện có nhiệt độ cao và công suất lớn như bếp điện từ hay bàn ủi thường xuyên cũng tăng khả năng gây chập mạch.
5. Sự cố gas
Bếp gas là dụng cụ nấu ăn được nhiều người dân sử dụng. Tuy nhiên, chính việc sử dụng sai cách như không khóa van bình khi không nấu ăn, tắt bếp, khóa van chưa đúng quy trình, sử dụng bình gas kém chất lượng hoặc tự chế tạo bình gas chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cháy nổ.
6. Hút thuốc trong phòng ngủ
Phòng ngủ là một trong những khu vực bạn nên hạn chế hút thuốc. Bởi một điếu thuốc không đúng chỗ có thể tồn tại trong nhiều giờ và là nguy cơ dẫn đến hỏa hoạn. Nó rất dễ bùng lên thành một đám cháy khi tiếp xúc với những đồ vật dễ bắt lửa, trong đó có một số món đồ nội thất.
Theo một số nghiên cứu khoa học, những trường hợp tử vong do hỏa hoạn có đến 73% bắt nguồn từ các khu vực như phòng khách và phòng ngủ. Việc xử lí tàn thuốc hay thuốc cháy trong phòng là nguyên nhân gây cháy nổ khá phổ biến.


7. Đốt rác
Trong các dịp lễ tết truyền thống, người dân Việt Nam thường có thói quen đốt rác, đốt cỏ, tảo mộ… Có 1 số trường hợp do sơ suất vứt tàn thuốc lá xung quanh nơi tảo mộ hay đốt rác trên núi khiến xảy ra hỏa hoạn bất ngờ
8. Thờ cúng
Người dân Việt Nam thường có phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà. Các hoạt động như đốt nến, thắp nhang hay đốt vàng mã mà không cẩn thận loại bỏ những vật dụng dễ cháy như khăn trải bàn, dầu hòa, giấy, hoặc để đám cháy bị thổi lan ra tiếp xúc với cỏ, lá khô,… cũng gây ra hỏa hoạn khôn lường.
9. Sử dụng nến
Nếu bạn có thói quen sử dụng chúng, hãy để nến trên những giá đỡ cố định và đặt tại các bề mặt phẳng. Đặc biệt, cần tuyệt đối tránh xa những vật liệu dễ bắt lửa, đồng thời đặt cách xa trẻ em và vật nuôi.
Khi ra ngoài hoặc không cần sử dụng thì đừng quên thổi tắt chúng. Tưởng chừng như nhỏ nên đây sẽ là những nguyên nhân gây cháy nổ mà chúng ta không nghĩ tới.
10. Sử dụng pháo
Nghị định số 137/2020/NĐ-CP có quy định việc nhân dân được phép mua bán và sử dụng một số loại pháo, các cửa hàng trên địa bàn cũng có quyền được kinh doanh mặt hàng này nếu đúng quy định. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến nguyên nhân gây cháy nổ. Ngoài ra, việc tàng trữ trái phép một khối lượng lớn pháo hoa cũng dễ dẫn đến cháy nổ và hỏa hoạn lớn.
11. Bình xăng xe máy
Trong những năm gần đây, hỏa hoạn, cháy lớn xảy ra do bình xăng xe máy không còn quá xa lạ. Đây là nguyên nhân gây cháy nổ chính từ xe máy.
12. Sét đánh
Cháy do sét đánh tuy khá hiếm nhưng cũng không phải hoàn toàn không có, đặc biệt là những tòa nhà cao tầng khi trời mưa rất dễ bị tia lửa điện đánh trúng.
Sét đánh là trường hợp ít xảy ra nhưng nếu đã xảy ra thì thiệt hại mang đến sẽ rất lớn. Tìm hiểu nguyên nhân gây cháy nổ và các biện pháp phòng chống sét đánh khi xây dựng để tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
13. Áp suất thay đổi đột ngột
Áp suất thay đổi đột ngột thường là nguyên nhân gây cháy nổ lớn. Đổ nước nguội vào nước kim loại nóng chảy sẽ gây nổ, bởi nước nguội gặp nhiệt độ cao nhanh chóng bốc hơi, dẫn đến tình trạng tăng áp suất đột ngột. Chẳng hạn như, chất pH3 bình thường không phải vật liệu gây nổ, nhưng khi hạ áp thấp xuống lại tiềm ẩn nguy cơ rất cao.


Một số biện pháp phòng chống cháy nổ bạn cần biết
Để tránh những thiệt hại không đáng có do cháy, nổ gây ra, bạn nên tìm hiểu kỹ về các nguyên nhân gây cháy nổ và thực hiện một số biện pháp đơn giản dưới đây:
- Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy cần thiết
- Tham gia các buổi diễn tập giả định để trau dồi kỹ năng xử lý
- Kiểm tra và đảm bảo các thiết bị điện được an toàn, chú ý sử dụng đúng công suất và trọng tải.
- Những thiết bị điện, bếp đun nấy cần được bố trí tại các khu vực làm việc để đảm bảo an toàn.
- Tắt bếp và các thiết bị điện khi không cần sử dụng
- Ngăn cách dòng lửa với các vật dụng có nguy cơ cháy, đặc biệt là khi nấu ăn hay hàn (các hoạt động sinh nhiệt lớn), tránh xa các vật dễ bắt lửa.
- Không lưu trữ và sản xuất trái phép các vật dụng gây cháy nổ
- Các công trình xây dựng công cộng cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối quy định về phòng cháy chữa cháy.
- Khi xảy ra sự cố gas bị rò rỉ, cần nhanh chóng khóa van và mở toàn bộ cửa để lưu thông khí.
- Gọi ngay cho 114 hoặc lực lượng cảnh sát PCCC gần nhất để kịp thời có biện pháp hỗ trợ.
- Khi phát hiện ra hỏa hoạn, hãy nhanh chóng cúp cầu dao điện bằng một cây gậy gỗ hoặc những vật có tính cách điện.
- Những đám cháy do xăng dầu không được dập lửa bằng nước vì sẽ khiến lửa lan rộng hơn. Trường hợp này cần sử dụng cát hoặc những thiết bị chuyên dụng như bình khí trơ hoặc bình CO2


Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thêm kiến thức về nguyên nhân gây cháy nổ cũng như cách phòng chống đơn giản trong trường hợp có xảy ra hỏa hoạn. Nếu còn có thắc mắc, xin hãy liên hệ với Bảo vệ Ngày và Đêm để được giải đáp ngay lập tức nhé!