Trở lại để bắt đầu…

Từ lâu, khái niệm “nhảy việc” đã hình thành, ám chỉ những người thường xuyên đổi việc làm và có cách nhìn thiếu thiện cảm với những người “nhảy việc”, từ đó dẫn đến tâm lý e ngại đối với không ít người khi muốn trở lại công việc ở chỗ làm trước, điều này dẫn đến mất đi nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Bảo vệ Ngày & Đêm tại Suntory Pepsico

Người ta cho rằng, người nhảy việc là người “đứng núi nọ đọ núi kia” hoặc “được voi đòi tiên”, là người không biết vị trí của mình ở đâu nên bỏ việc chỗ nọ, tìm việc chỗ kia dẫn đến tình trạng nơi cũ xem thường, nơi mới em ngại. Thế nhưng, phải công bằng mà nói, quan điểm trên chỉ đúng đối với số người nào đó; phần lớn người nhảy việc có nhiều lý do khác nhau để tìm việc mới, như: vì chỗ làm xa, vì điều kiện sức khỏe, vì hoàn cảnh gia đình hay vì muốn tìm kiếm một cơ hội tốt hơn chẳng hạn. Tất cả những lý do đó đều chính đáng và không có gì đáng phê phán hay trách cứ.

Bảo vệ Ngày & Đêm tại Công ty Dệt Đông Quang

Bảo vệ Ngày & Đêm, việc tiếp nhận lại những nhân viên đã nghỉ việc trở lại làm bảo vệ là một việc làm hết sức bình thường. Không chỉ vậy, những nhân viên xin trở lại làm việc còn được tạo điều kiện tốt, được bố trí việc làm ngay mà không phải qua đào tạo nghiệp vụ (Vì trước đó họ đã được huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp). Chính tâm lý em ngại ở một số người khi muốn quay lại làm việc, mặc nhiên đã tự tước bỏ đi quyền làm việc cũng như từ chối cơ hội làm lại từ đầu của mình. Sự trở lại của một số nhân viên nghỉ việc ở Bảo vệ Ngày & Đêm, ở một góc độ nào đó còn được xem như một “lợi thế” trong công việc. Vì trước đó, nhân viên này đã có kinh nghiệm làm việc, có sẵn các mối quan hệ tốt với đồng nghiệp nên công tác nhân sự sẽ thuận lợi hơn khi cấp trên đủ tin tưởng giao nhiệm vụ, mà trong đó có một số trường hợp, được cân nhắc lên các vị trí quản lý của công ty.

Bảo vệ sự kiện “Siêu trí nhớ Việt Nam 2019”

Tuy vậy, để làm được điều đó, nhân viên cần chứng minh năng lực trong công việc, ổn định về tâm lý trong công tác và coi việc tiếp nhận trở lại như một “cánh cửa” cho cơ hội nghề nghiệp. Vì rằng, sẽ không có nhà quản lý nào giao nhiệm vụ quan trọng cho một người chuyên môn ở mức thường thường và luôn có tâm lý làm việc tạm thời cả. Một điều quan trọng nữa là người lao động cần xác định vị trí công việc của mình như một nghề nghiệp thực sự để phấn đầu, rèn luyện và cống hiến. Vì thực tế không có vị trí công việc nào mà không cần đến trình độ chuyên môn và cũng không có nhà quản lý nào đối xử tệ với người có chuyên môn cao, tận tâm với công việc với tâm lý làm việc ổn định, gắn bó lâu dài.

Bảo vệ Ngày & Đêm giao lưu với công nhân, nhân ngày 20/10

Một trong những điều tạo nên giá trị nhân văn ở Bảo vệ Ngày & Đêm chính là “văn hóa tiếp nhận” hay nói một cách khác đó chính là sự bao dung của lãnh đạo công ty. Theo ông Lưu Xuân Tuệ – Chủ tịch Hội đồng thành viên “Con người ta ai cũng mong muốn một việc làm ổ định, thu nhập cao, thế nhưng vì một lý do nào đó khiến người ta bỏ việc, chưa chắc lỗi đó hoàn toàn là do người bỏ việc mà nó còn nhiều lý do khác nhau. Khi họ muốn trở lại, nghĩa là họ nhận ra rằng không nơi nào hơn nơi họ đã rời đi, nếu ta từ chối không phải họ không còn đường khác để đi, mà khi ta đón nhận họ trở lại, nghĩa là ta vừa mở cửa đón nhận người thân về nhà, cả hai đều được chứ không mất”.

Có lẽ chính vì quan điểm ấy mà Bảo vệ Ngày & Đêm không chỉ là thương hiệu của chất lượng dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp, mà còn là thương hiệu mang giá trị nhân văn sâu sắc.